Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những trường hợp đặc biệt khi thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Những trường hợp đặc biệt khi thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

12/01/2022


NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHI
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

  Liệu rằng việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong trường hợp đặc biệt như pháp nhân thương mại đó sáp nhập, chia tách, hợp nhất có giống như thông thường? Câu hỏi này sẽ được Luật Thịnh Trí giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Pháp nhân thương mại được chia, tách thì thi hành án hình sự thế nào?

2. Pháp nhân thương mại được sáp nhập, hợp nhất thì thi hành án thế nào?

3. Pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì thi hành án thế nào?

4. Xem xét, quyết định việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại.

Trường hợp đặc biệt khi thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Trường hợp đặc biệt khi thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại (ảnh minh họa)

1. Pháp nhân thương mại được chia, tách thì thi hành án hình sự thế nào?

  • Theo quy định tại Nghị định 55/2020/NĐ-CP thì trong trường hợp pháp nhân thương mại được chia, tách thì phải có những nghĩa vụ thi hành án sau:
  • Trong trường hợp pháp nhân thương mại mới được giao toàn bộ những lĩnh vực, nội dung phải thi hành án thì pháp nhân thương mại đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án;
  • Trong trường hợp các pháp nhân thương mại mới khác nhau được giao những lĩnh vực, nội dung thi hành án thì các pháp nhân thương mại mới có trách nhiệm thực hiện theo nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao.
  • Trong trường hợp pháp nhân thương mại được chia tách thì việc thi hành án được thực hiện như sau:
  • Trong trường hợp pháp nhân thương mại thực hiện tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án mà pháp nhân đó có trụ sở thuộc phạm vi cấp quân khu của pháp nhân thương mại trước khi được chia, tách hoặc thuộc cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh thì cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi chia, tách vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của Nghị định 55/2020/NĐ-CP và Luật Thi hành án hình sự 2019;
  • Cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở tiến hành tổ chức thi hành án và lập hồ sơ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở ngoài phạm vi cấp quân khu, ngoài phạm vi hành chính cấp tỉnh.
  • Trước khi pháp nhân thương mại chia, tách thì cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân đó phải thực hiện nhiệm vụ sao gửi cho cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ chấp hành án những tài liệu trong hồ sơ thi hành án để tổ chức thi hành án.
  • Thời gian mà pháp nhân thương mại trước khi được chia, tách đã chấp hành án sẽ được tính vào thời gian chấp hành án khi thi hành án của các pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ.

2. Pháp nhân thương mại được sáp nhập, hợp nhất thì thi hành án thế nào?

  • Pháp nhân thương mại tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án đối với pháp nhân thương mại được sáp nhập, hợp nhất trong trường hợp pháp nhân thương mại đó tiếp nhận pháp nhân thương mại đang chấp hành án.
  • Trong trường hợp pháp nhân thương mại được sáp nhập, hợp nhất thì việc thi hành án được thực hiện như sau:
  • Trong trường hợp pháp nhân thương mại thực hiện tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án mà pháp nhân đó có trụ sở thuộc phạm vi cấp quân khu của pháp nhân thương mại trước khi được sáp nhập, hợp nhất hoặc thuộc cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh thì cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi sáp nhập, hợp nhất vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của Nghị định 55/2020/NĐ-CP và Luật Thi hành án hình sự 2019;
  • Trong trường hợp cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi sáp nhập, hợp nhất mà pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở ngoài phạm vi cấp quân khu, ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh thì thực hiện bàn giao cho cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở hồ sơ thi hành án để cơ quan thi hành án hình sự này tổ chức thi hành án theo quy định.
  • Thời gian mà pháp nhân thương mại trước khi sáp nhập, hợp nhất đã chấp hành án sẽ được tính vào thời hạn chấp hành án khi thi hành án của các pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ.

 Thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại được hợp nhất, sáp nhập

Thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại được hợp nhất, sáp nhập (ảnh minh họa)

3. Pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì thi hành án thế nào?

  • Nghĩa vụ thi hành án của pháp nhân sẽ không thay đổi trong trường hợp pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Khi pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan thi hành án hình sự.
  • Khi pháp nhân thương mại chấp hành án chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thi hành án hình sự để tiếp tục tổ chức thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
  • Việc tiếp tục thi hành án bởi cơ quan thi hành án sự cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh sẽ được thực hiện theo quy định của Nghị định 55/2020/NĐ-CP và Luật Thi hành án hình sự.

4. Xem xét, quyết định việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại

  • Pháp nhân thương mại phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thi hành án hình sự bằng văn bản báo cáo trong trường hợp có kế hoạch tổ chức lại về dự kiến việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong khi tổ chức lại để giải quyết về thủ tục thi hành án. Trong báo cáo cần nêu rõ trách nhiệm, phương hướng thi hành án của pháp nhân thương mại sau khi tổ chức lại; kết quả, tình hình chấp hành án.
  • Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại phải thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự bằng văn bản trong khi xem xét, giải quyết để cho pháp nhân thương mại đó được tổ chức. Việc thông báo này giúp cho việc tổ chức thi hành án bởi cơ quan thi hành án hình sự được chủ động hơn khi pháp nhân thương mại tổ chức lại.
  • Cơ quan thi hành án hình sự, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án cho ý kiến về việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi tổ chức lại.
  • Cơ quan thi hành án hình sự kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Tòa án đã ra quyết định thi hành án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải có văn bản trả lời cho pháp nhân thương mại và cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về việc thi hành án khi tổ chức lại.
  • Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp nơi pháp nhân thương mại trước khi tổ chức lại có trụ sở trong trường hợp pháp nhân thương mại được tổ chức lại để cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

Xem thêm:

Tìm hiểu về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thời hạn điều tra vụ án hình sự như thế nào?
Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?

  • Trên đây là nội dung Những trường hợp đặc biệt khi thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.