Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Trường hợp nào giết người sẽ bị tử hình và giết người nhưng không bị tử hình?

Trường hợp nào giết người sẽ bị tử hình và giết người nhưng không bị tử hình?

15/02/2022


TRƯỜNG HỢP NÀO GIẾT NGƯỜI SẼ BỊ TỬ HÌNH
VÀ GIẾT NGƯỜI NHƯNG KHÔNG BỊ TỬ HÌNH?

Tư vấn các trường hợp giết người sẽ bị áp dụng hình phạt tử hình

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các trường hợp giết người sẽ bị áp dụng hình phạt tử hình

  Giết người là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền được sống, quyền được bảo đảm an toàn, tính mạng, sức khỏe của con người. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về tội tử hình? Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số trường hợp giết người bị tử hình và giết người không bị tử hình.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Trường hợp nào phạm tội giết người sẽ bị tử hình?

2. Một số tội khác có hành vi giết người nhưng không bị áp dụng hình phạt tử hình.

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

1. Trường hợp nào phạm tội giết người sẽ bị tử hình?

  • Căn cứ điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội giết người, trong đó mức phạt đối với tội danh giết người được quy định cụ thể như sau:
  • Phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân hoặc tử hình đối với hành vi giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Thực hiện hành vi giết từ 02 người trở lên.
    • Thực hiện hành vi giết người dưới 16 tuổi.
    • Thực hiện hành vi giết phụ nữ nhưng biết rõ người phụ nữ đó đang mang thai.
    • Thực hiện hành vi giết người đang thi hành công vụ hoặc giết người vì lý do công vụ của nạn nhân.
    • Giết ông bà, cha, mẹ, người có nuôi dưỡng, giết thầy giáo, cô giáo mình.
    • Thực hiện hành vi giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiệm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    • Thực hiện hành vi giết người để che dấu tội phạm khác.
    • Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.
    • Thực hiện tội phạm một cách man rợ.
    • Thực hiện hành vi giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.
    • Giết người bằng các phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
    • Thuê giết người hoặc giết người thuê.
    • Hành vi giết người có tính chất côn đồ.
    • Giết người có tổ chức.
    • Giết người có tính chất tái phạm nguy hiểm.
    • Vì động cơ đê hèn.
  • Như vậy, hành vi giết người thuộc những trường hợp kể trên sẽ bị phạt từ từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Để tuyên phạt một người bị tử hình thì người phạm tội phải thực hình một trong các hành vi giết người được nêu tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đồng thời phải căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, mức độ nghiêm trọng của hậu quả,..để quyết định người thực hiện hành vi giết người có bị tử hình hay không.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội giết người nhưng không thuộc các trường hợp vi phạm tại mức phạt 1.
  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với các trường hợp chuẩn bị phạm tội.
  • Ngoài ra, người phạm tội sẽ bị áp dụng các hình phạt bổ sung.

Tham khảo thêm: Phạm tội có tổ chức là gì? Hình thức xử lý phạm tội có tổ chức theo quy định tại Bộ luật Hình sự mới nhất.

2. Một số tội khác có hành vi giết người nhưng không bị áp dụng hình phạt tử hình

 Một số tội khác thực hiện hành vi giết người không bị áp dụng hình phạt tử hình

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Một số tội khác thực hiện hành vi giết người không bị áp dụng hình phạt tử hình

  • Căn cứ điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các tội danh khác cũng có hành vi giết người nhưng không bị áp dụng hình phạt tử hình như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Cụ thể:

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

  • Căn cứ Điều 124 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau:
  • Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc đang trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà thực hiện hành vi giết con do mình đẻ ra trong vòng 07 ngày tuổi sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc đang trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong vòng 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ tử vong sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm tù.
  • Như vậy, cùng một hành vi giết người nhưng trong trường hợp giết con mới đẻ sẽ không áp dụng hình phạt tử hình.

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

  • Căn cứ Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người nào giết người trong trạng thái kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với một người nào đó hoặc đối với người thân thích của người thực hiện hành vi giết người thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trong trường hợp phạm tội giết người từ 02 người trở lên thì phạt tù từ 03 năm đến 07 năm tù.
  • Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh về cơ bản khác với tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, ở chỗ tình thần của người phạm tội bị kích động mạnh do nạn nhân có những hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người nào đó hoặc người thân thích của người phạm tội.

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

  • Căn cứ Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, cụ thể:

Người nào có hành vi giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm hoặc phạt tù tù 03 năm đến 02 năm tù.

- Trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên thì sẽ áp dụng mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Trong đó, căn cứ quy định Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về phòng vệ chính đáng là hành vi bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân mình, của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức nhằm chồng trả lại một cách cần thiết đối với những hành vi xâm phạm lợi ích kể trên. Thực hiện phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, vượt quá hành vi phòng vệ chính đáng mới phạm tội.

Tham khảo thêm:
Một số vấn đề về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015.
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định liên quan đến trường hợp nào giết người sẽ bị tử hình và giết người nhưng không bị tử hình. Việc có áp dụng hình phạt tử hình hay không phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Nếu quý khách hàng có thắc mắc về hình phạt tử hình, tội danh giết người,.. vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được Luật sư tư vấn nhanh nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365