Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Một số lưu ý khi bắt người phạm tội quả tang không trái pháp luật

Một số lưu ý khi bắt người phạm tội quả tang không trái pháp luật

04/06/2022


MỘT SỐ LƯU Ý KHI BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI
QUẢ TANG KHÔNG TRÁI PHÁP LUẬT

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định về bắt người phạm tội quả tang.

2. Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang.

3. Một số lưu ý sau khi bắt người phạm tội quả tang.

  Một trong số biện pháp ngăn chặn được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc ngăn chặn tội phạm gây khó khăn, có dấu hiệu bỏ trốn là bắt người phạm tội quả tang. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự đang được quan tâm. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang? Hiện nay, pháp luật hình sự đã có quy định về việc bắt người phạm tội quả tang. Sau khi bắt người phạm tội quả tang cần phải làm gì? Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung nêu trên, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Bắt người phạm tội quả tang là gì?

Bắt người phạm tội quả tang là gì? (ảnh minh họa).

1. Quy định về bắt người phạm tội quả tang:

  • Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, đặt tiền để bảo đảm, bảo lĩnh, bắt, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, tạm giam để bảo đảm thi hành án hoặc kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
  • Trong đó, biện pháp ngăn chặn bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị yêu cầu dẫn độ, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
  • Như vậy, bắt người phạm tội quả tang là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng.
  • Theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc bắt người phạm tội quả tang, theo đó, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị đuổi bắt hoặc bị phát hiện và phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
  • Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi theo Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm và bị phát hiện mặc dù chưa kết thúc hành vi phạm tội hoặc chưa hoàn thành việc phạm tội.
  • -Ngay sau khi ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: người thực hiện hành vi phạm tội theo Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm và bị phát hiện khi vừa thực hiện tội phạm xong đang cất giấu công cụ, phương tiện hoặc chưa kịp chạy trốn hoặc đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn.
  • -Ngay sau khi ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt: người thực hiện hành vi phạm tội theo Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm và vừa thực hiện tội phạm xong hoặc đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt

2. Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang:

  • Bất kỳ người nào khi phát hiện người phạm tội quả tang đều có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
  • Khi thực hiện việc bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước hung khí, vũ khí của người phạm tội quả tang.

 Một số lưu ý sau khi bắt người phạm tội quả tang

Một số lưu ý sau khi bắt người phạm tội quả tang (ảnh minh họa).

3. Một số lưu ý sau khi bắt người phạm tội quả tang:

  • Sau khi cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Ủy ban nhân dân tiếp nhận người bị bắt phạm tội quả tang phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
  • Trường hợp người phạm tội quả tang do Đồn Công an, Công an cấp xã phát hiện bắt giữ, tiếp nhận thì cơ quan này tiến hành lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, tạm giữ, thu giữ hung khí, vũ khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
  • Sau khi bắt người phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành lấy lời khai và ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt phạm tội quả tang trong thời hạn 12 giờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 114 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
  • Một số lưu ý về lập biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang:
  • Người thi hành lệnh hoặc quyết định bắt người trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang phải lập thành biên bản theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Trong đó, biên bản phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 133 của Bộ luật này; địa điểm bắt, nơi lập biên bản, giờ, ngày, tháng, năm; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh hoặc quyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị bắt phạm tội quả tang.
  • Biên bản được đọc cho người bị bắt phạm tội quả tang và người chứng kiến nghe. Người bị bắt phạm tội quả tang, người thi hành lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
  • Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật của người bị bắt phạm tội quả tang phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
  • Khi giao, nhận người bị bắt phạm tội quả tang phải lập biên bản. Ngoài nội dung nêu trên, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người người bị bắt phạm tội quả tang và những tình tiết xảy ra khi giao nhận.
  • Thông báo về việc giữ người trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang
  • Theo Điều 116 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định sau khi bắt người phạm tội quả tang, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị bắt phạm tội quả tang đang cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt phạm tội quả tang đang làm việc, học tập và gia đình người bị bắt phạm tội quả tang biết.
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị bắt phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị bắt phạm tội quả tang đang cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt phạm tội quả tang đang làm việc, học tập và gia đình người bị bắt phạm tội quả tang biết; trường hợp người bị bắt phạm tội quả tang là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị bắt.
  • Nếu việc thông báo cản trở điều tra hoặc cản trở truy bắt đối tượng khác thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh hoặc quyết định bắt người phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phạm tội quả tang phải thông báo ngay.
  • Không được đánh đập hoặc giam giữ người phạm tội khi bắt người phạm tội quả tang mà người bắt phải giải ngay người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm:

Tội phạm là gì? Các loại tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự mới nhất.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

Chế định miễn trách nhiệm hình sự.
Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Trên đây là Một số lưu ý khi bắt người phạm tội quả tang không trái pháp luật của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.