Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Phân tích cấu thành tội phạm tội giết người theo Bộ luật Hình sự hiện hành

Phân tích cấu thành tội phạm tội giết người theo Bộ luật Hình sự hiện hành

14/04/2022


PHÂN TÍCH CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI
THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

Phân tích cấu thành tội phạm tội giết người

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Phân tích cấu thành tội phạm tội giết người

  Giết người được coi là một hành vi nguy hiểm cho xã hội với mức hình phạt nghiêm khắc nhất. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi giết người thì luật sẽ quy định những khung hình phạt tương ứng. Bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ làm rõ về tội giết người, mời quý bạn đọc theo dõi.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Căn cứ pháp lý tội giết người.

2. Mặt khác thể của tội giết người.

3. Mặt khách quan của tội phạm.

4. Chủ thể của tội phạm giết người.

5. Mặt chủ quan của tội phạm giết người.

  Căn cứ pháp lý: Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội giết người

1. Căn cứ pháp lý tội giết người

  • Căn cứ Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội giết người, tuy nhiên điều luật này không mô tả chi tiết các dấu hiệu của tội danh này. Từ thực thực tiễn xét xử các vụ án đã thừa nhận rằng: Định nghĩa khái quát về tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.

2. Mặt khác thể của tội giết người

  • Hành vi phạm tội giết người là hành vi xâm phạm tính mạng của người khác.

3. Mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi khách quan của tội giết người là một hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật.
  • Hành vi tước đoạt mạng sống của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra chết người, chấm dứt sự sống của con người. Những hành vi không có khả năng này đều không được xem là hành vi khách quan của tội danh giết người. Cụ thể các hành vi có khả năng chấm dứt sự sống của con người như: hành động đâm, chém, bắn,….. Hành vi khách quan của tội giết người có thể là những hành vi không hành động – Họ phải làm một số hành động nào đó để bảo vệ tính mạng cho người khác nhưng họ lại không hành động, không thực hiện những hành động đó. Hành vi không hành động của họ có khả năng gây ra chết người.
  • Ví dụ: Vì mục đích trả thù người mang thai đã đến thời kỳ sinh nở, thai phụ không thể sinh thường mà phải tiến hành mổ gấp, bác sĩ phụ sản đã cố tình trì hoãn không cho mổ, với mục đích giết hại người đó và khiến người đó tử vong.
  • Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được xem là hành vi khách quan của tội giết người phải là một hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi gây ra cái chết cho người khác nhưng được pháp luật cho phép thì không phải là một hành vi khách quan của tội danh giết người, như: hành vi tước đoạt mạng sống của người khác trong phòng vệ chính đáng, phạt tử hình, trong tình thế cấp thiết,…
  • Trong thực tiễn xét xử, có những trường hợp tước đoạt tính mạng của người khác, nhưng có sự đồng ý của người đó (nạn nhân). Động cơ của hành vi này có thể khác nhau, nhưng trong đó có những động cơ mang tính chất nhân đạo.
  • Ví dụ: Trong trường hợp tước đoạt mạng sống của bệnh nhân hiểm nghèo nhằm kết thúc sự đau đớn về thể xác kéo dài của họ, đây là hành vi thực hiện theo yêu cầu của nạn nhân và người nhà của nạn nhân. Dù căn cứ theo Bộ luật Hình sự thì hành vi này vẫn được coi là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay một số nước trên trên giới công nhận việc tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu công của nạn nhân là hợp pháp, (cụ thể là quyền được chết).
  • Hậu quả làm chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội giết người. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra trên thực tế thì tội phạm có thể đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan – Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác – Hành vi đã thực hiện và hậu quả của hành vi này là chết người đã xảy ra, đây là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm giết người được quy định trong Bộ luật Hình sự.
  • Việc xác định mối quan hệ nhân quả là một điều kiện cần thiết để buộc người có hành vi giết người phải chịu hậu quả về việc làm chết người. Người có hành vi giết chết người khác một cách trái pháp luật thì chỉ chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu như hành vi của họ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người khác. Việc xác định này tương đối phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp của giám định pháp y.

Tham khảo thêm: Vô ý làm chết người là gì? Tội vô ý làm chết người bị xử lý như thế nào?

4. Chủ thể của tội phạm giết người

 Tư vấn các quy định liên quan đến tội giết người theo Bộ luật Hình sự hiện hành

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các quy định liên quan đến tội giết người theo Bộ luật Hình sự hiện hành

  • Chủ thể của tội phạm giết người là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự.

5. Mặt chủ quan của tội phạm giết người

  • Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý này có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp.
  • Trong trường hợp tước đoạt mạng sống của người khác với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được hành vi của mình sẽ gây hậu quả chết người (hậu quả chết người tất nhiên sẽ xảy ra), nhưng vì mong muốn hậu quả xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Trong trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy nhiên để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra, hay nói cách khác, họ chấp nhận cho hậu quả đó xảy ra, cụ thể:
  • Nếu hậu quả gây chết người chưa xảy ra trên thực tế và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, thì trong trường hợp này người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng trong giai đoạn giết người chưa đạt.
  • Còn nếu hậu quả chết người chưa xảy ra trên thực tế và người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ bị chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu nạn nhân có thương tích xảy ra) hay các tội khác mà người phạm tội đã thực hiện, mà không bị chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt như với lỗi cố ý trực tiếp.
  • Mục đích, động cơ trong tội giết người không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Tham khảo thêm:

Trường hợp nào giết người sẽ bị tử hình và giết người nhưng không bị tử hình?
Giết người trong trạng thái kích động mạnh bị xử lý như thế nào?
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.
Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày các cấu thành tội phạm của tội giết người. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến thông tin hữu ích cho quý khách.
  • Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc các vấn đề khác như: mức hình phạt cho tội vô ý làm chết người, tội bức tử, tội đe doạ, tội giết con mới đẻ,... ,xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được các Luật sư hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365