Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những điều cần biết về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản

Những điều cần biết về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản

23/12/2021


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN


Hình 1. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong tố tụng hình sự

Bên cạnh áp giải, dẫn giải, phong tỏa tài khoản thì kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế được người tiến hành tố tụng áp dụng khi thực hiện hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Kê biên tài sản là gì?

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản.

3. Thẩm quyền kê biên tài sản.

4. Thành phần tham gia kê biên tài sản.

5. Trình tự, thủ tục kê biên tài sản.

6. Khi nào hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản?

1. Kê biên tài sản là gì?

  • Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, kê biên tài sản được biết đến là một trong những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với một số tội phạm nhất định. Theo đó, kê biên là việc người có thẩm quyền theo quy định pháp luật tiến hành kiểm kê, lập danh sách các tài sản thuộc quyền sở hữu của bị cáo, bị can nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với Nhà nước hoặc người thứ ba.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản

  Biện pháp kê biên tài sản trong tố tụng hình sự chỉ được áp dụng cho một số đối tượng nhất định theo quy định tại Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Cụ thể là áp dụng đối với các bị can, bị cáo phạm tội mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại.

  Lưu ý rằng:

  • Về tài sản kê biên:
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015 chỉ cho phép kê biên tài sản thuộc quyền sở hữu của bị can, bị cáo;
  • Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Bị cáo A có tài sản bao gồm thửa đất trị giá 1 tỷ đồng và một xe gắn máy trị giá 20 triệu đồng, bị cáo A bị Tòa án tuyên về tội cố ý gây thương tích và phạt tiền 20 triệu đồng. Như vậy, việc kê biên không được áp dụng với tất cả tài sản của A mà chỉ kê biên chiếc xe gắn máy của A - tương ứng với mức bị phạt tiền.
  • Về việc quản lý tài sản sau khi kê biên: Tài sản khi bị kê biên sẽ giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Tuy nhiên, nếu người được bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hủy hoại tài sản bị kê biên thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Tham khảo bài viết: Một số vấn đề về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015.

3. Thẩm quyền kê biên tài sản

  • Ai là người có thẩm quyền kê biên tài sản? Đây cũng là một vấn đề đáng lưu tâm về biện pháp cưỡng chế này. Theo đó, khoản 2 Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 quy định những người sau được có thẩm quyền kê biên tài sản:
    • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
    • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp, Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
    • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Tuy nhiên, đối với lệnh kê biên tài sản do Thủ tướng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp ký thì phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trước khi thi hành lệnh.

 
Hình 2. Thẩm quyền kê biên tài sản

4. Thành phần tham gia kê biên tài sản

  • Trong tố tụng hình sự, khi tiến hành kê biên tài sản phải đảm bảo thành phần tham gia theo quy định tại Khoản 4 Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự. Những người đó bao gồm:
    • Bị can, bị cáo hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can bị cáo;
    • Đại diện chính quyền địa phương xã, phường nơi có tài sản kê biên phải có mặt;
    • Người chứng kiến.
  • Như vậy, để có thể tiến hành kê biên tài sản thì cần phải có sự tham gia đầy đủ của các thành phần nêu trên.

5. Trình tự, thủ tục kê biên tài sản

  Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được thực hiện theo trình tự thủ tục tại Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, có thể tóm tắt bằng các bước sau đây:

  • Bước 1: Xác minh tài sản của bị can, bị cáo
  • Trước khi tiến hành kê biên tài sản, người có thẩm quyền phải tiến hành xác minh tài sản của bị can, bị cáo. Trên cơ sở xác minh, người có thẩm quyền lập bảng kê tài sản, định rõ tài sản nào được kê biên, tài sản nào không được kê biên và kế hoạch tiến hành kê biên.
  • Bước 2: Thông báo đến các thành phần tham gia kê biên tài sản
  • Sau khi tiến hành xác minh xong tài sản của bị can, bị cáo thì người có thẩm quyền phải thông báo việc kê biên tài sản đến các thành phần đã được liệt kê tại mục 4 bài viết này.
  • Bước 3: Tiến hành kê biên tài sản
  • Bước 4: Lập biên bản kê biên tài sản
  • Người tiến hành kê biên phải lập 04 biên bản, nội dung biên bản phải ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Sau đó, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên.
  • Bước 5: Ghi nhận ý kiến, khiếu nại liên quan đến việc kê biên (nếu có)
  • Ý kiến, khiếu nại của bị can, bị cáo hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can bị cáo liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
  • Bước 6: Giao biên bản kê biên tài sản
  • Sau khi kê biên xong, việc giao biên bản sẽ được thực hiện như sau:
    • Một bản được giao ngay cho bị can, bị cáo hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can bị cáo;
    • Một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
    • Một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp;
    • Một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

6. Khi nào hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản?

  • Biện pháp kê biên tài sản có thể bị hủy bỏ trong một số trường hợp được liệt kê tại Điều 130 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Bao gồm:
    • Một là, vụ án bị đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
    • Hai là, bị can bị đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
    • Ba là, Tòa án tuyên bị cáo không có tội;
    • Bốn là, bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
    • Năm là, khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thấy không còn cần thiết.

Xem thêm:
Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
Quy định chung về thi hành án hình sự.
Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong tố tụng hình sự. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: Luật Thịnh Trí