Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Ai được phép thăm gặp phạm nhân? Thủ tục thăm gặp phạm nhân được quy định như thế nào?

Ai được phép thăm gặp phạm nhân? Thủ tục thăm gặp phạm nhân được quy định như thế nào?

12/01/2022


AI ĐƯỢC PHÉP THĂM GẶP PHẠM NHÂN?
THỦ TỤC THĂM GẶP PHẠM NHÂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Tư vấn thủ tục thăm gặp phạm nhân

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thủ tục thăm gặp phạm nhân

  Thăm gặp phạm nhân luôn là mong muốn của thân nhân. Tuy nhiên, vì trại giam là nơi cải tạo, biệt lập với xã hội nên thủ tục thăm gặp sẽ khó khăn hơn rất nhiều, nhằm bảo đảm an toàn cho phạm nhân, đồng thời thực hiện đúng nguyên tắc phòng chống tội phạm. Vậy những đối tượng nào được thăm gặp phạm nhân? Thăm gặp phạm nhân phải tiến hành thủ tục ra sao? Hãy cùng luật Thịnh Trí tìm hiểu bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Ai được phép thăm gặp phạm nhân theo quy định pháp luật.

2. Thủ tục khi vào thăm, gặp phạm nhân.

1. Ai được phép thăm gặp phạm nhân theo quy định pháp luật

  • Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2020/TT – BCA quy định về những đối tượng được phép gặp phạm nhân, gồm có:
  • Thâm nhân được phép thăm gặp phạm nhân bao gồm: Ông bà (nội – ngoại), bố mẹ (bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ hoặc bố mẹ nuôi hợp pháp), vợ (hoặc chồng); con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp), con dâu, con rể, anh, chị, em ruột, anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân không được vượt quá 3 người thân nhân. Trong trường hợp hợp đặc biệt do yêu cầu cần giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể gia tăng số nhân thân thăm gặp phạm nhân nhưng không được vượt quá 05 người; đồng thời phải bảo đảm nhân thân của phạm nhân không gây ảnh hưởng đến an ninh và an toàn tại cơ sở giam giữ phạm nhân.
  • Trường hợp thăm gặp phạm nhân do đề nghị của đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ tiến hành xem xét và giải quyết đề nghị, nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân, cũng như thỏa mãn được yêu cầu quản lý, quản dục, phòng chống tội phạm thì sẽ đồng ý phê duyệt đề nghị thăm gặp phạm nhân.
  • Căn cứ theo quy định trên thì các cá nhân khác như bạn bè, người yêu... của phạm nhân khi có mong muốn đến thăm, gặp phạm nhân thì có thể sẽ được thăm gặp, tuy nhiên phải có sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân.

2. Thủ tục khi vào thăm, gặp phạm nhân

  • Thủ tục tiến hành cho thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân thăm gặp phạm nhân được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 14/2020/TT – BCA, qua đó:
  1. Thủ tục thăm gặp phạm nhân đối với thân nhân
  • Thân nhân muốn thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong sổ được gặp phạm nhân (trong trường hợp lần đầu thăm gặp chưa có số hoặc không có tên trong sổ thăm gặp thì người thân nhân đó phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhân thân của phạm nhân) hoặc đơn xin được thăm, gặp phạm nhân phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi đang cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang học tập và làm việc.
  • Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải chuẩn bị một trong các giấy tờ sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng minh bản thân là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu người thân nhân đó thuộc lực lượng vũ trang.
  1. Thủ tục thăm gặp đối với phạm nhân là người nước ngoài

o    Đối với phạm nhân là người nước ngoài, thủ tục tiến hành thăm, gặp phạm nhân là người nước ngoài được quy định cụ thể tại Khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, cụ thể:

o    Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải mang theo sổ thăm gặp hoặc đơn xin thăm gặp có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người thân nhân đó đang cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức mà thân nhân đó đang làm việc và học tập.

o    Đối với phạm nhân là người nước ngoài, nhân thân là người nước ngoài thì phải có đơn xin thăm gặp gửi cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự; đơn xin thăm gặp phải viết bằng Tiếng Việt hoặc phải được dịch bằng Tiếng Việt, phải có xác nhận của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế của Việt Nam nơi người thân nhân đó đang làm việc.

o    Trong trường hợp thân nhân của phạm nhân nước ngoài là người Việt Nam thì phải chuẩn bị đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người thân nhân đó đang cư trú. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhân được đơn xin thăm gặp, cơ quan quản lý thi hành án hình sự phải có trách nhiệm trả lời người có đơn; trong trường hợp đặc biệt phải xem xét thì thời hạn không được kéo dài quá 30 ngày.

Tham khảo thêm: Chế độ ăn, mặc, ở của phạm nhân theo Luật Thi hành án hình sự 2019.

  1. Thủ tục thăm gặp đối với người không phải là thân nhân

Tư vấn thủ tục thăm gặp đối với người không phải là nhân thân của phạm nhân
Hình2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thủ tục thăm gặp đối với người không phải là nhân thân của phạm nhân

  • Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể đến thăm, gặp phạm nhân. Tuy nhiên, đối với người không phải nhân thân đến thăm, gặp phạm nhân phải có văn bản đề nghị đến thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân, giấy xác nhận tại cơ quan người đó đang làm việc, học tập hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người thăm gặp đang cư trú.
  • Khi đến thăm, gặp phạm nhân, người thăm gặp phải chuẩn bị giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng minh bản thân là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
  • Lưu ý:
  • Trong trường hợp người đến gặp phạm nhân nhưng không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư cú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đến gặp phạm nhân đang cư trú, học tập và làm việc.
  • Trong trường hợp phạm nhân có mong muốn gặp vợ, chồng ở phòng riêng phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
  • Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân xã xác nhận là vợ, chồng của phạm nhân.
  • Đơn xin thăm, gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng, đồng thời cam kết chấp hành đúng pháp luật và nội quy tại Nhà gặp phạm nhân, thực hiện tốt phòng, chống các bệnh truyền nhiễm; tuân thủ các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình.
  • Đối với phạm nhân nữ phải sử dụng các biện pháp tránh thai và phải cam kết không được mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.

Tham khảo thêm:
Luật Thi hành án hình sự quy định thế nào về tha tù trước thời hạn có điều kiện?
Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
Quy định chung về thi hành án hình sự.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến thăm gặp phạm nhân, thủ tục thăm gặp phạm nhân. Khi đến thăm phạm nhân, thân nhân hoặc tổ chức, cá nhân khác phải tuân thủ đúng quy định tại cơ sở giam giữ phạm nhân, bảo đảm an ninh trật tự. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến quý khách hàng. Nếu khách hàng có thắc mắc về các thủ tục thăm gặp phạm nhân; thời gian được thăm gặp; vợ của phạm nhân có mong muốn mang thai đề nghị sử dụng phòng riêng có được chấp thuận hay không? vui lòng liên hệ đến chúng tôi, luật sư tại Luật Thịnh Trí sẽ tư vấn nhanh nhất.

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, Trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365