Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Vô ý làm chết người là gì? Tội vô ý làm chết người bị xử lý như thế nào?

Vô ý làm chết người là gì? Tội vô ý làm chết người bị xử lý như thế nào?

15/02/2022


VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI LÀ GÌ?
TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Tư vấn các quy định pháp luật về tội vô ý làm chết người

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các quy định pháp luật về tội vô ý làm chết người

  Trong xã hội, không ít trường hợp do vô ý nhưng dẫn đến hậu quả chết người. Dù vô ý hay cố ý làm chết người thì đều xâm phạm đến tính mạng con người được pháp luật bảo vệ. Vậy tội vô ý làm chết người sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng luật Thịnh Trí theo dõi trong bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hành vi vô ý làm chết người là gì?

2. Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người.

3. Tội vô ý làm chết người sẽ bị xử lý như thế nào?

4. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vô ý làm chết người do quy tắc hành chính.

1. Hành vi vô ý làm chết người là gì?

  • Hành vi vô ý làm chết người là một hành vi của một người làm cho người khác chết (chấm dứt sự sống) với lỗi vô ý.
  • Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định hành vi vô ý phạm tội là phạm tội một trong các trường hợp sau:
  • Người phạm tội vô ý tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng có rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
  • Người phạm tội vô ý không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù người đó phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó có thể xảy ra.
  • Trong đó, tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước hậu quả hoặc có khả năng thấy trước hậu quả gây nguy hại cho xã hội phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của vụ án, độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức,…
  • Lưu ý: Để xử phạt một cách công bằng và tránh những nhầm lẫn, cần phân biệt rõ hành vi vô ý làm chết người với hành vi giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng.
  • Khác với hành vi vô ý làm chết người, thì hành vi giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng được thực hiện do lỗi cố ý của người phạm tội. Căn cứ vào Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cố ý phạm tội là một trong những trường hợp sau:
  • Người phạm tội cố ý nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội đã thấy trước hậu quả nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra.
  • Người phạm tội cố ý nhận thức rõ về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đã thấy được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra.
  • Như vậy, cần phải phân biệt rõ ràng hành vi vô ý làm chết người được thực hiện với lỗi vô ý, còn hành vi giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng là hành vi cố ý.
  • Dù cố ý hay vô ý làm chết người, đều là những hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người. Vậy nên, hành vi vô ý làm chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.

Tham khảo thêm: Như thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội ?

2. Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người

  • Có 04 yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người, cụ thể:
  • Chủ thể của tội vô ý làm chết người
  • Chủ thể của tội vô ý làm chết người là bất kỳ người nào đạt độ tuổi theo quy định pháp luật, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
  • Khách thể của tội vô ý làm chết người
  • Tội vô ý làm chết người đã xâm phạm đến quyền được sống của con người. Đối tượng tác động của loại tội phạm này là con người.
  • Mặt khách quan của tội vô ý làm chết người
  • Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc thể hiện dưới dạng không hành động.
  • Tội vô ý làm chết người là loại tội phạm có cấu thành vật chất, vậy nên hậu quả chết người sẽ xảy ra, đây là một dấu hiệu mang tính chất bắt buộc của loại tội phạm này. Nếu hậu quả chết người không xảy ra trên thực tế thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.
  • Có tồn tại mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả làm chết người. Hậu quả của hành vi vô ý làm chết người là nạn nhân chết, xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội.
  • Mặt chủ quan của tội vô ý làm chết người
  • Ý thức của người phạm tội làm một dấu hiệu mang tính đặc trưng để phân biệt tội vô ý làm chết người và tội cố ý giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi vô ý làm chết người của mình được thực hiện dưới dạng hình thức lỗi vô ý, bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.
  • Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là một trường hợp thiếu cẩn trọng dẫn đến hậu quả chết người, hành vi này người phạm tội không thấy trước hậu quả xảy ra mặc dù phải thấy trước hậu quả.
  • Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy được hành vi của mình thực hiện có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy hoặc có thể ngăn ngừa chúng nhưng cuối cùng hậu quả chết người vẫn xảy ta.

3. Tội vô ý làm chết người sẽ bị xử lý như thế nào?

 Tư vấn mức xử phạt đối với hành vi vô ý làm chết người

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức xử phạt đối với hành vi vô ý làm chết người

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vô ý làm chết người, cụ thể:
  • Vô ý làm chết 01 người: sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Vô ý làm chết từ 02 người trở lên: bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

4. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vô ý làm chết người do quy tắc hành chính

  • Căn cứ quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào có hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính sẽ bị xử lý như sau:
  • Vô ý làm chết 01 người sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
  • Vô ý làm chết từ 02 người trở lên sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  • Ngoài ra, người phạm tội sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung:có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tham khảo thêm:
Một số vấn đề về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015.
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định pháp luật về tội vô ý làm chết người, mức xử phạt đối với tội này. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Để được tư vấn cụ thể, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365