Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Phân biệt Tội làm nhục người khác và Tội vu khống

Phân biệt Tội làm nhục người khác và Tội vu khống

19/01/2022


PHÂN BIỆT
TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC VÀ TỘI VU KHỐNG

Làm rõ tội làm nhục người khác và tội vu khống

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Làm rõ tội làm nhục người khác và tội vu khống

  Trong thực tiễn của quá trình điều tra, truy tố, xét xử những vụ án liên quan đến tội danh vu khống, Tội danh làm nhục người khác, thì cơ quan tiến hành tố tụng có đôi lúc sẽ nhầm lẫn trong việc xác định tội danh giữa 2 tội làm nhục người khác và tội vu khống. Bởi, dấu hiệu pháp lý đặc trưng của hai loại tội phạm này có nét tương đồng với nhau về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan của tội phạm. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số quy định pháp luật giúp phân biệt tội vu khống và tội làm nhục người khác.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Sự giống nhau giữa tội làm nhục người khác và tội vu khống.

2. Sự khác nhau giữa tội làm nhục người khác và tội vu khống.

1. Sự giống nhau giữa tội làm nhục người khác và tội vu khống

  • Tội vu khống và tội làm nhục người khác cùng làm nhóm tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Qua đó, hai tội danh này đều do cá nhân thực hiện với lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý và để lại một trong những hậu quả sau:
  • Xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
  • Vu khống hay làm nhục người khác đều có thể gây rối loạn tâm thần hoặc hành vi của nạn nhân.
  • Có dẫn đến hậu quả làm nạn nhân tự sát.

Tham khảo thêm: Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo Luật Thi hành án hình sự 2019.

2. Sự khác nhau giữa tội làm nhục người khác và tội vu khống

  • Tội làm nhục người khác
  • Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiệm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Các hành vi xúc phạm đó được thể hiện quan lời nói hoặc hành động với lỗi cố ý trực tiếp, nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi có thể xảy ra với tội danh này cụ thể như sau: chửi rủa, lăng mạ, cắt tóc, lột quần áo người khác giữa đám đông,… với mục đích hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác, hành vi này thường được diễn ra công khai tại nơi đông người. Ngoài ra, để làm nhục người khác, người thực hiện hành vi này có thể dùng vũ lực như: Tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng những dụng cụ nguy hiểm, gây hại để khống chế, đe dọa nạn nhân phải làm theo ý muốn của mình, mục đích của những hành động này muốn hướng đến là nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Đối với tội danh làm nhục người khác thì dư luận xã hội và người bị hại phải ý thức được mức độ tổn hại từ người thực hiện hành vi trên để đánh giá hành vi đó có phải là làm nhục họ hay không, bởi vì đối với nhiều người bị hại họ cho rằng hành vi này làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của họ; còn đối với một số khác họ lại cho rằng hành vi đó là bình thường không ảnh hưởng đến họ.
  • Tội làm nhục người khác nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân, người thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng các hình phạt sau:
  • Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Hình phạt bổ sung: người thực hiện hành vi làm nhục người khác có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 Phân tích điểm giống và khác nhau giữa tội vu khống và tội làm nhục người khác

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Phân tích điểm giống và khác nhau giữa tội vu khống và tội làm nhục người khác

  • Tội vu khống
  • Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin thì tội Vu khống hiện nay xuất hiện ngày một nhiều, cùng với những hình thức và thủ đoạn khá phức tạp và tinh vi. Nhiều người lợi dụng mạng xã hội, như Facebook, zalo, tiktok... để phát tán những hình ảnh, video clip nhằm xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của người khác, kích động, gây bức xúc trong dư luận. Căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì Tội vu khống là tội được thực hiện qua các hành vi sau:
    • Hành vi bịa đặt, loan truyền những thông tin khi biết rõ những thông tin đó là sai sự thật, nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Hành vi bịa đặt này là do người phạm tội tự đặt ra và loan truyền những thông tin không đúng sự thật với nội dung xuyên tạc nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi bịa đặt có thể được nói trực tiếp hoặc truyền tải thông qua phương tiện thông tin đại chúng, điện thoại di động, nhắn tin…
  • Hành vi loan truyền là những hành vi biết rõ thông tin đó là sai sự thật, có nội dung xuyên tạc nhưng vẫn cố ý loan truyền, nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện quan việc người phạm tội không phải là người đặt ra nội dung sai sự thật, tuy nhiên người phạm tội biết rõ đó là thông tin sai sự thật có nội dung xuyên tạc nhưng vẫn cố ý loan truyền thông tin đó bằng các hình thức như: đăng bài, đăng tin, viết bài trên các phương tin thông tin đại chúng... Người loan truyền nhưng không biết nội dung đó là xuyên thì không bị cấu thành tội vu khống người khác.
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Đây là một hành vi vu khống người khác. Hành vi tố cáo người phạm tội trước cơ quan có thẩm quyền về việc có hành vi tội phạm xảy ra nhưng hoàn toàn không có thực. Trong trường hợp này, người phạm tội vu khống biết rõ là người đó không thực hiện hành vi phạm tội nhưng vẫn cố ý tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
  • Tội vu khống: Hình phạt của tội vu khống sẽ cao hơn tội làm nhục người khác. Qua đó, người thực hiện hành vi vu khống sẽ căn cứ vào mức độ hậu quả của từng trường hợp thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
  • Hình phạt bổ sung: người thực hiện hành vi làm nhục người khác có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  • Như vậy, Tội làm nhục người khác hay tội vu khống cả hai đều xâm phạm nghiệm trọng đến khách thể là danh dự, nhân phẩm của con người do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Chủ thể của 2 loại tội này là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định pháp luật. Trong đó:
  • Tội làm nhục người khác thường được thể hiện qua lời nói như chửi rủa, sỉ nhục nơi đông người, viết, vẽ lên tường,.. hoặc các hành động bỉ ổi khác. Người phạm tội có thể dùng vũ lực hoặc các phương tiện khống chế, tra khảo, vật lộn, đấm đá với nạn nhân.
  • Còn tội vu khống là bịa đặt hay loan truyền những thông tin sai sự thật hoặc biết rõ thông tin đó là sai sự thật làm giảm uy tín, nhân phẩm, danh dự và gây hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân.

Tham khảo thêm:
Mức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần được quy định như thế nào?
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Trong bài viết này, Luật Thịnh Trí đã nêu một số quy định pháp luật để làm rõ 02 tội danh là tội làm nhục người khác và tội vu khống. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Nếu quý khách hàng có thắc mắc về mức xử phạt đối với các tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365