Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý hình sự như thế nào?

Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý hình sự như thế nào?

10/02/2022


MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

Phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mục đích thương mại

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mục đích thương mại

  Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một cái tên đầy ý nghĩa, cho chúng ta thấy việc mang thai hộ với mục đích giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, không có khả năng có con, có thể nhờ người mang thai để họ thực hiện được mong muốn có một đứa con trong đời. Tuy nhiên, việc mang thai hộ này đã biến tướng trở thành mang thai với mục đích thương mại. Vậy việc mang thai với mục đích thương mại pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng luật Thịnh Trí theo dõi bài viết dưới đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?

2. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì?

3. Người tổ chức việc mang thai hộ sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

4. Cấu thành tội phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?

  • Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện mang thai con của một cặp vợ chồng khác, trong trường hợp người vợ không thể mang thai, sinh con mặc dù cặp vợ chồng đó đã tìm mọi phương pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Việc này được thực hiện bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm; sau đó đội ngũ y tế sẽ tiến hành cấy vào tử cung của người phụ nữ tình nguyện mang thai hộ của cặp vợ chồng; người này sẽ mang thai và sinh con cho cặp vợ chồng đó.
  • Đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là người phụ nữ tình nguyên mang thai “hộ” người khác và không nhận bất cứ lợi ích kinh tế nào của người nhờ mang thai hộ.
  • Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của người phụ nữ nhận mang thai hộ và được xác lập bằng văn bản.
  • Việc thực hiện mang thai hộ phải tuân theo điều kiện và trình tự thủ tục nhờ mang thai hộ do luật quy định. Việc mang thai hộ được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Nghị định 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

2. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì?

  • Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai con của cặp vợ chồng khác bằng việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, việc mang thai hộ này không vì mục đích nhân đạo, mà xuất phát từ lợi ích kinh tế hoặc các lợi ích khác.
  • Giữa việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại đều giống nhau ở việc người khác nhờ mang thai, sinh con bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và cách thức thực hiện việc mang thai cùng giống nhau. Tuy nhiên, mục đích của hai trường mang thai này lại khác nhau. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là xuất phát từ lòng nhân đạo của con người, hỗ trợ giúp đỡ những cặp vợ chồng không thể mang thai, sinh con như những cặp vợ chồng khác, có thể thực hiện được mong muốn nhỏ nhoi của những người hiếm muộn; trong khi đó mang thai vì mục đích thương mại lại xuất phát từ lợi ích kinh tế hoặc các lợi ích khác nhằm trục lợi cho bản thân.
  • Mang thai hộ vì mục đích thương mại là một hành vi vi phạm pháp luật Hôn nhân và Gia đình, và hành vi này bị cấm thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Người tổ chức việc mang thai hộ sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

 Tư vấn mức hình phạt đối với tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức hình phạt đối với tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

  • Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định cấm việc người phụ nữ mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, khi xử lý hình sự đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại thì không xử lý người phụ nữ mang thai hộ mà đối tượng luật xử lý là người tổ chức thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích thương mại; luật sẽ không truy cứu người nhờ mang thai hay người trực tiếp mang thai hộ. Trong khi đó, pháp luật lại không có quy định rõ ràng về tổ chưa mang thai hộ vì mục đích thương mại là như thế nào?
  • Chúng ta có thể cắt nghĩa, người tổ chức mang thai hộ là người đứng ra thực hiện các hành vi nhằm hỗ trợ cho bên nhờ mang thai hộ và bên trực tiếp mang thai, các hành vi hỗ trợ thường gặp là: Người tổ chức mang thai thai hộ sẽ tạo điều kiện cho bên có nhu cầu nhờ người mang thai hộ gặp gỡ, bàn bạc, trao đổi, hỗ trợ các phương tiện,.. Mục đích cuối cùng của tổ chức này là lợi ích về kinh tế.
  • Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 quy định cụ thể: Hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ không bị xử phạt hành chính mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với các mức phạt sau:
  • Thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
  • Trường hợp tổ chức mang thai hộ đối với hai người trở lên hoặc phạm tội mang thai hộ 02 lần trở lên hoặc lợi dụng danh nghĩa của cơ quan tổ chức để thực hiện tổ chức mang thai hộ hoặc tái phạm mang tính chất nguy hiểm sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
  • Hình phạt bổ sung: Hành vi tổ chức mang thai hộ sẽ bị phạt tiền 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đồng thời cấm người tổ chức mang thai hộ đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định từ 01 năm-05 năm.

Tham khảo thêm:
Một số vấn đề về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015.
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

4. Cấu thành tội phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

  • Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
  • Chủ thể phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
  • Người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là những người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, có độ tuổi theo pháp luật quy định, có nhận thức và đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người đứng ra tổ chức việc mang thai chỉ nhằm mục đích thương mại. Điều đó có nghĩa ở tội danh mang thai hộ vì mục đích thương mại chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng ra tổ chức mang thai hộ, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người nhờ mang thai và người trực tiếp mang thai.
  • Mặt khách quan của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
  • Mặt khách quan của tội này được tổng hợp từ nhiều hành vi khác nhau, từ việc tạo điều kiện cho người có nhu cầu nhờ mang thai và người trực tiếp mang thai gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc với nhau đến việc hoàn tất việc mang thai hộ. Mục đích của người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là lợi ích kinh tế.
  • Mặt chủ quan của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
  • Người thực hiện tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thực hiện với lỗi cố ý; tức là họ vẫn biết rõ hành vi này là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện.
  • Bài viết này, Luật Thịnh Trí đã giải thích rõ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại, quy định về việc xử lý đối với tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Nếu khách hàng có thắc về điều kiện, quy trình thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365