Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Luật sư bào chữa miễn phí trong các trường hợp nào?

Luật sư bào chữa miễn phí trong các trường hợp nào?

12/01/2022


LUẬT SƯ BÀO CHỮA MIỄN PHÍ
TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP NÀO?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Trợ giúp pháp lý là gì?

2. Các trường hợp được luật sư bào chữa miễn phí.

3. Trách nhiệm của Luật sư bào chữa miễn phí cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý.

  Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân ngày một tăng cao, tuy nhiên, một bộ phận người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, một số đối tượng yếu thế trong xã hội như người già, trẻ em, phụ nữ, dân tộc thiểu số,... thì việc tiếp cận pháp luật vẫn còn hạn chế, do đó, khi có tranh chấp xảy ra hoặc xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật còn hạn chế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, Quốc hội ban hành Luật Trợ giúp pháp lý để trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Vậy đối tượng trợ giúp pháp lý là gì, vai trò của Luật sư khi thực hiện trợ giúp pháp lý là gì? Bài viết sau đây sẽ thông tin đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về các trường hợp Luật sư bào chữa miễn phí.

 Ảnh minh họa về trợ giúp pháp lý

Ảnh minh họa về trợ giúp pháp lý

1. Trợ giúp pháp lý là gì?

  • Trợ giúp pháp lý là hoạt động được quan tâm trong những năm gần đây. Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách cho hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí.
  • Theo quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thì hoạt động trợ giúp pháp lý là cung cấp dịch vụ pháp lý cho một số đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật để góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong việc tiếp cận pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

(1) Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là tổ chức tham gia trợ giúp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước:

-Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có con dấu, tư cách pháp nhân, trụ sở và tài khoản riêng, do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.

- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý là tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật thực hiện việc trợ giúp pháp lý sau khi ký hợp đồng với Sở Tư pháp hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.

(2) Người thực hiện trợ giúp pháp lý là:

-Trợ giúp viên pháp lý;

- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

- Luật sư theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;

- Luật sư theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Tư vấn viên pháp luật làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật.

  • Như vậy, đối với Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thì bào chữa miễn phí cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.

 Ảnh minh họa luật sư bào chữa miễn phí

Ảnh minh họa luật sư bào chữa miễn phí

2. Các trường hợp được luật sư bào chữa miễn phí

  • Các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 bao gồm:

(1) Trẻ em;

(2) Người cao tuổi có khó khăn về tài chính;

(3) Người khuyết tật có khó khăn về tài chính;

(4) Người thuộc hộ nghèo;

(5) Người có công cách mạng có khó khăn về tài chính;

(6) Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn;

(7) Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính;

(8) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội;

(9) Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;

(10) Bị hại trong vụ án hình sự từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính;

(11) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia định khó khăn về tài chính;

(12) Người nhiễm HIV khó khăn về tài chính;

(13) Nạn nhân của hành vi mua bán người có khó khăn về tài chính;

(14) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ có khó khăn về tài chính và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính.

  • Đối với những người được trợ giúp pháp lý có quyền được được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền hay lợi ích vật chất; có quyền tự mình yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc thông qua người thân, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác yêu cầu trợ giúp pháp lý; có quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc; được thông tin về quyền quyền trợ giúp và các trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý; có quyền thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý; khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý; được bồi thường thiệt hại theo quy định; có quyền lựa chọn người thực hiện trợ giúp lý hoặc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo danh sách công bố tại địa phương và có quyền thay đổi người thực hiện trợ giúp theo quy định tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

3. Trách nhiệm của Luật sư bào chữa miễn phí cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý

  • Thực hiện trợ giúp pháp lý là một trong các nghĩa vụ của Luật sư theo Luật Luật sư.
  • Khi thực hiện trợ giúp pháp lý thì Luật sư phải tận tâm, vô tư và có trách nhiệm theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam.
  • Luật sư tự nguyện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; đối với các tổ chức hành nghề luật sư ký hợp đồng với Sở Tư pháp về thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thì luật sư được thực hiện trợ giúp pháp lý tại tổ chức hành nghề luật sư nơi mình làm việc theo giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý hoặc theo hợp đồng; đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì ký hợp đồng lao động với Trung tâm Trợ giúp pháp lý để thực hiện trợ giúp pháp lý.
  • Luật sư trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý ở các lĩnh vực (hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình; hành chính; lao động, bảo hiểm, việc làm, pháp luật ưu đãi người có công, pháp luật liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia hoặc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân,...) trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại; hình thức trợ giúp bao gồm tham gia tố tụng; tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng.
  • Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý đối với các trường hợp người được trợ giúp lý đang cư trú tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương; vụ việc do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý.
  • Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ: thực hiện trợ giúp pháp lý; được bảo đảm không bị đe dọa, cản trở, sách nhiệm hoặc can thiệp trái pháp luật khi thực hiện trợ giúp pháp lý; có quyền từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định; tuân thủ nguyên tắc hoạt động TGPL; đảm bảo chất lượng vụ việc TGPL; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện TGPL; được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ TGPL; trường hợp gây ra lỗi khi thực hiện TGPL phải bồi thường theo quy định.

Xem thêm:

Hình phạt được quy định theo Bộ Luật Hình sự 2015.
Trường hợp đương nhiên xóa án tích.
Quy định chung về thi hành án hình sự
.
Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.

  • Trên đây là nội dung Luật sư bào chữa miễn phí trong các trường hợp nào của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.