Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Bố mẹ ruột đánh con có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Bố mẹ ruột đánh con có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

10/02/2022


BỐ MẸ RUỘT ĐÁNH CON CÓ BỊ TRUY CỨU
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

Tư vấn các tình huống bạo lực gia đình

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các tình huống bạo lực gia đình

Dân gian ta từ xưa đã có câu “Thương cho roi cho vọt”, câu nói này hàm ý là cha mẹ thương con mới đánh con, dạy dỗ con nên người. Tuy nhiên, bạo lực không bao giờ là phương pháp tốt để giáo dục con cái, trong thời gian qua có rất nhiều vụ án xảy ra, khi có nhiều bố, mẹ muốn dạy dỗ con lại dùng cách đánh đập, kết quả là xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Việc yêu thương, chăm sóc, giáo dục con cái không chỉ thuộc về vấn đề đạo lý mà đó thuộc là quyền và nghĩa vụ pháp lý. Vậy hành vi bố mẹ ruột đánh đập con cái có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng Luật Thịnh Trí theo dõi bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Bố, mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?

3. Hành vi đánh con của bố mẹ là hành vi bạo lực gia đình.

4. Bố mẹ đánh con có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

1. Khái niệm truy cứu trách nhiệm hình sự

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự thực chất là buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trước tội danh mà họ đã thực hiện. Nghĩa là áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử để buộc người thực hiện hành phạm tội phải chịu trách nhiệm về hành vi mình đã làm. Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự là người nhận thức được hành vi của mình, có khả năng điều khiển hành vi, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tham khảo thêm: Một số vấn đề về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015.

2. Bố, mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?

  • Căn cứ Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái. Qua đó bố mẹ có những quyền và nghĩa vụ sau:
  • Bố mẹ có nghĩa vụ thương yêu, tôn trọng ý kiến của con; có nghĩa vụ chăm lo việc học tập, giáo dục, cho con được phát triển lành mạnh về trí tuệ, đạo đức, thể chất; giáo dục con trở thành một người hiếu thảo với gia đình, một công dân có ích cho xã hội.
  • Có nghĩa vụ chăm nom, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi bản thân mình.
  • Bố mẹ là người giám họ hoặc đại diện cho con theo quy định của Bộ luật dân sự đối với con chưa thành niên hoặc con đa thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự.
  • Bố mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của bố mẹ; bố mẹ không được quyền lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động; không được quyền xúi giục con hoặc ép buộc con làm những việc trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.
  • Theo đó, bố mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giáo dục con, nuôi dưỡng, chăm nom, chăm sóc con. Không có quyền được đánh đập, ngược đãi con, kể cả là con ruột. Hành vi đánh đập con được xem là hành vi vi phạm pháp luật, cần được lên án trong xã hội.

3. Hành vi đánh con của bố mẹ là hành vi bạo lực gia đình

 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi

  • Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 nêu rõ khái niệm bạo lực gia đình, cụ thể: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại đến các thành vi trong gia đình. Bạo lực gia đình có thể dưới dạng bạo lực về thể chất, tính mạng, sức khỏe hoặc có thể là bạo lực về tinh thần, kinh tế đối với các thành viên trong gia đình.
  • Đồng thời, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 còn quy định rõ các hành vi bạo lực gia đình bị nghiêm cấm. Trong đó, nghiêm cấm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, các hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Nếu bố mẹ thuộc những hành vi kể trên thì đây là hành vi bạo lực về thể chất và tinh thần đối với con họ.
  • Hành vi bạo lực về thể chất của bố mẹ đối với con cái như: Hành vi đánh đập con bằng gậy, các vật dụng nặng,.. gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của con.
  • Hành vi bạo lực về tinh thần của bố mẹ đối với con cái như: Hành vi chửi bới con cái, lời nói lăng mạ, xúc phạm,… ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến tâm lý của trẻ.
  • Như vậy, hành vi đánh đập con cái dẫn đến con bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng, ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý được xem là một hành vi bạo lực gia đình.

4. Bố mẹ đánh con có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

  • Biện pháp xử phạt hành chính
  • Căn cứ Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP cụ thể: Nếu một người gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em, gây tổn thương về mặt tinh thần, dùng các biện pháp trừng phạt để dạy dỗ trẻ, làm trẻ bị đau đớn, tổn thương về tinh thần và thể xác sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Căn cứ Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho các thành viên trong gia đình.
  • Như vậy, Bố mẹ đánh con ở mức độ nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính như quy định trên.
  • Biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Tuy từng mức độ, tính chất của từng hành vi đánh đập của bố mẹ đối với con mà bố mẹ có thể bị xử phạt đối với các tội khác nhau, cụ thể:
  • Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị phạt tù từ 06 tháng cho đến 20 năm tùy theo mức độ thương tích gây ra.
  • Hoặc có thể bị truy cứu đối với hành vi hành hạ người khác với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù.
  • Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì bố mẹ có hành vi đánh đập con phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tham khảo thêm:
Vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự.
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến hành vi đánh con cái của cha mẹ, và mức phạt dành cho hành vi đó. Bạo lực không bao giờ là một cách dạy con tốt, đứa trẻ lớn lên trong bạo lực thì sẽ có tính cách bạo lực, đồng thời nếu hành vi đánh đập của cha mẹ có hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ phạm tội. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Nếu khách hàng quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình, mức xử phạt cho hành vi đánh con ruột, con nuôi, con của vợ hoặc chồng, mức phạt đối với hành vi con cái đánh cha, mẹ già yếu,… vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365