Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử theo BLTTHS năm 2015

Nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử theo BLTTHS năm 2015

07/01/2022


NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG
TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ THEO BLTTHS NĂM 2015

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn nguyên tắc tố tụng trong Bộ luật Tố tụng năm 2015

  Tranh tụng là một hoạt động tố tụng được thực hiện trong phiên xét xử tại Tòa án. Tranh tụng thể hiện quyền bình đẳng cả những người tham gia tố tụng tại Tòa án, trong giai đoạn này các bên sẽ đưa ra quan điểm, ý kiến của mình, phản bác quan điểm của đối phương để bảo vệ lợi ích của mình. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày quy định về nguyên tắc tranh tụng theo BLTTHS năm 2015.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm nguyên tắc tranh tụng.

2. Nội dung tranh tụng trong phiên tòa xét xử.

3. Ý nghĩa và vai trò trong nguyên tắc tranh tụng.

4. Trường hợp nào trong tố tụng không cần có tranh tụng?

5. Đảm bảo quyền tranh tụng của luật sư bào chữa.

1. Khái niệm nguyên tắc tranh tụng

  • Tranh tụng được xem là một thành tựu của nền văn minh nhân loại. Nó không chỉ thể hiện bản chất nhân đạo mà nó còn khẳng định xu thế phát triển của toàn bộ giai đoạn tố tụng. Trong giai đoạn tranh tụng mọi người đều có quyền ngang nhau, cùng phát biểu đưa ra quan điểm của mình, bình đẳng và công khai trước Tòa án.
  • Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận giai đoạn tranh tụng trong phiên tòa xét xử, đây là một nguyên tắc hiến định. Nguyên tắc tranh tụng là một nguyên tắc tất yếu, rất quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn tố tụng.
  • Vậy có thể hiểu rằng, tranh tụng là một bên có quyền được biết các lập luận và chứng cứ của bên kia và đồng thời dựa vào lập luận đó để đưa ý kiến, quan điểm, lập luận, chứng cứ để phản bác. Mỗi người trong phiên xét xử đều được đưa ý kiến lập luận để bảo vệ bản thân.
  • Do đó, quy định về nguyên tắc tranh tụng trong phiên xét xử đã được quy định trong văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, đó là hiến pháp. Vì thế có thể thấy, tranh tụng là một phần không thể thiếu trong giai đoạn tố tụng hình sự.

Thảm thêm: Tố tụng hình sự là gì? Các giai đoạn tố tụng hình sự.

2. Nội dung tranh tụng trong phiên tòa xét xử

  • Trong suốt quá trình tố tụng bao gồm các giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử, các Điều tra viên, Kiểm sát viên, những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bị cáo, người bào chữa cho bị cáo, những người tham gia tố tụng đều được quyền bình đẳng trong vấn đề đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa cho bị cáo, những người tham gia tố tụng được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tranh tụng, đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng trước Tòa án.
  • Nội dung tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm. Các bên tham gia giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa sẽ lần lượt đưa ra ý kiến, quan điểm, nhằm phản bác các lập luận, chứng cứ của đối phương đưa ra để làm rõ bản chất vụ án. Nội dung tranh tụng trong phiên tòa xoay quanh các câu hỏi như sau:
    • Có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế hay không?
    • Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, người đó có năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không?
    • Hành vi phạm tội được truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều khoản nào trong Bộ luật Hình sự?
    • Trong vụ án có yếu tố tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?
  • Các bên được yêu cầu đến phiên tòa tham gia xét xử cần có mặt đúng thời gian và địa điểm. Đặc biệt quan trọng nhất là người tiến hành bào chữa cho bị cáo. Tòa án trong giai đoạn tranh tụng với vai trò bảo đảm quyền tranh tụng dân chủ. Tòa án có trách nhiệm điều hòa phiên tòa công bằng và bình đẳng trong suốt thời gian thực hiện việc tranh tụng.

Tham khảo thêm: Vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự.

3. Ý nghĩa và vai trò trong nguyên tắc tranh tụng

 Cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự

  • Tranh tụng trong phiên xét xử là một nguyên tắc có hầu hết trong quá trình tố tụng tư pháp của các nước dân chủ và pháp quyền. Việc áp dụng nguyên tắc tố tụng không chỉ ở các phiên tòa xét xử hình sự mà cả các phiên tòa xét xử dân sự, hành chính.
  • Tranh tụng trong phiên tòa xét xử có vai trò rất lớn trong việc thực hiện quyền tư pháp. Tuy nhiên, công tâm mà nói thì Tòa án là bên đại diện cho nhà nước, không khác với Viện kiện sát, cơ quan truy tố,…Khi Tòa án đột nhiên hỏi, bị cáo trả lời đã tạo ra một sự bất bình đẳng. Chúng ta đều biết trong phiên xét xử, một bên là Nhà nước, là tòa án và các cơ quan có thẩm quyền. Còn bên kia là bị cáo đương sự hoặc là những người có liên quan. Như vậy, không tạo ra được bầu không khí thật sự dân chủ.
  • Thông qua quy định pháp luật hiện hành, thì nhìn chung Tòa án cũng có chức năng không khác gì so với các cơ quan điều tra, cơ quan truy tố. Trách nhiệm của Tòa án là chứng minh, thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm. Trách nhiệm này đồng nhất với trách nhiệm của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.
  • Nhưng đặc biệt, pháp luật đã quy định nguyên tắc tranh tụng là một phần không thể thiếu của phiên tòa xét xử, đây là một cách để đề cao sự dân chủ, bình đẳng trong quan hệ tố tụng. Trong đó buộc các chủ thể từ chủ thể có thẩm quyền: điều tra, truy tố, xét xử đến chủ thể là bị cáo, những người có liên quan đến vụ án, đều phải thực hiện quyền bình đẳng trong vấn đề tranh luận, hạn chế được chủ quan duy ý chí trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

4. Trường hợp nào trong tố tụng không cần có tranh tụng?

  • Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử được bảo đảm. Qua đó ta thấy, đây là một nguyên tắc quan trọng, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân theo. Vậy nên bất kỳ một phiên Tòa xét xử nào đều phải có giai đoạn tranh tụng. Nếu chủ thể nào không thực hiện đúng sẽ trái với quy định của pháp luật.

5. Đảm bảo quyền tranh tụng của luật sư bào chữa

  • Căn cứ vào Bộ luật tố tụng năm 2015 đã quy định quyền của người bào chữa ở các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng. Người tiến hành bào chữa cho bị can phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của bị can. Người bào chữa có quyền thu thập các chứng cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Người bào chữa cho bị cáo phải có mặt trong phiên tòa xét xử để tiến hành giai đoạn tranh tụng, bào chữa cho bị cáo.

Tham khảo thêm:
Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
Quy định chung về thi hành án hình sự.
Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.

  • Trong bài viết này, Luật Thịnh Trí đã trình bày nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề trên. hoặc đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Luật sư bào chữa có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi để được luật sư giải đáp nhanh nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Holine: 1800 6365