Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hình thức xử lý đối với hành vi cố ý giết người

Hình thức xử lý đối với hành vi cố ý giết người

19/01/2022


HÌNH THỨC XỬ LÝ
ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ Ý GIẾT NGƯỜI

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định về lỗi cố ý trực tiếp.

2. Quy định về hành vi giết người.

3. Các yếu tố cấu thành tội phạm cố ý giết người.

  Hành vi giết người là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng cần phải xử lý một cách nghiêm minh. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định hình thức xử lý hình sự đối với hành vi đặc biệt nghiêm trọng này. Bài viết sau đây sẽ phân tích về hành vi cố ý giết người, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Hành vi cố ý giết người

Hành vi cố ý giết người (ảnh minh họa)

1. Quy định về lỗi cố ý trực tiếp

  Quy định cố ý phạm tội được hướng dẫn tại Điều 10 Bộ luật Hình sự như sau:

  • Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội có nhận thức rõ về hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, biết trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
  • Ví dụ: Vì một số mâu thuẫn cá nhân giữa A và B nên A cầm dao đâm chết B.
  • Như vậy, A nhận thức rõ hành vi dùng dao đâm người khác là nguy hiểm cho xã hội, biết rõ được hậu quả của việc dùng dao đâm người khác và mong muốn người bị đâm chết hoặc thương tích. Do đó, hành vi của A được xem là cố ý thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
  • Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội có nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, mặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
  • Ví dụ: Biết rõ người trong làng sáng sớm hay ra ruộng nhưng A vẫn cố ý giăng dây điện xung quanh ruộng mình để chuột không vào cắn phá, B đi làm không may bị điện giật chết người ngay tại ruộng nhà A .
  • Như vậy, A nhận thức rõ sáng sớm sẽ có nhiều người ra ruộng nhưng lại không có biện pháp phòng tránh hoặc xử lý dây điện dẫn đến B bị tử vong. Hành vi của A nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nghiêm trọng, mặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.

2. Quy định về hành vi giết người

  • Đối với người nào thực hiện hành vi sau đây:
  • Giết người dưới 16 tuổi;
  • Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân hoặc giết người đang thi hành công vụ;
  • Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  • Giết người mà liền trước đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng/tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc giết người ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng/tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Giết 02 người trở lên;
  • Giết người vì động cơ đê hèn;
  • Giết người để che giấu tội phạm khác hoặc giết người để thực hiện tội phạm khác;
  • Thực hiện giết người một cách man rợ;
  • Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  • Lợi dụng nghề nghiệp để giết người;
  • Giết người có tổ chức;
  • Giết người có tính chất côn đồ;
  • Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  • Giết người tái phạm nguy hiểm;
  • Thuê giết người hoặc giết người thuê.
  • Hậu quả pháp lý hình sự:

(1)Người nào thực hiện hành vi giết người thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

(2)Người chuẩn bị phạm tội giết người thuộc một trong các trường hợp nêu trên bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

(3) Trường hợp người thực hiện hành vi giết người không thuộc các trường hợp nêu trên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; cấm làm công việc nhất định hoặc cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

 Các yếu tố cấu thành tội phạm cố ý giết người

Các yếu tố cấu thành tội phạm cố ý giết người

3. Các yếu tố cấu thành tội phạm cố ý giết người

  1. Chủ thể của tội giết người

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định như sau:

-Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, đội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự.

- Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Như vậy, chủ thể của tội giết người là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

  1. Khách thể của tội giết người: Người thực hiện hành vi giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.
  2. Mặt chủ quan của hành vi cố ý giết người:
  • Hành vi cố ý trực tiếp giết người: Khi thực hiện hành vi giết người, người phạm tội có nhận thức rõ về hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
  • Hành vi cố ý gián tiếp giết người: Khi thực hiện hành vi giết người, người phạm tội có nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, mặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
  1. Mặt khách quan của hành vi cố ý giết người:
  • Hành vi khách quan của tội cố ý giết người là dùng mọi thủ đoạn để tước đoạt mạng sống.
  • Thực hiện thông qua hình thức hành động (chủ động thực hiện hành vi như dùng dao đâm, súng bắn,..) tác động vào thân thể nạn nhân gây chết người hoặc không hành động (không thực hiện nghĩa vụ phải làm để bảo đảm an toàn tính mạng của người khác nhằm giết người khác, ví dụ như lợi dụng nghề nghiệp để giết người).
  • Thực hiện thông qua việc dùng vũ khí (sử dụng các công cụ phạm tội như: vũ khí, hung khí là Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc,... hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện,...) hoặc không dùng vũ khí (sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ... hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống hồ, sông...).
  • Thực hiện thông qua dùng vũ lực (trực tiếp dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ, ...; thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn...) hoặc không dùng vũ lực (dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào...)
  • Hậu quả: Làm chết người. Tuy nhiên, khi người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm cho người khác chết thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không. Một số trường hợp có thể xem là hậu quả gián tiếp giết người như:  sử dụng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như xô nạn nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe ôtô chạy dẫn đến bị xe cán chết...) vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người. Đây.
  • Mối quan hệ nhân quả: Hành vi giết người có trước hậu quả chết người.

Xem thêm:

Như thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội ?
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Trên đây là nội dung Hình thức xử lý đối với hành vi cố ý giết người theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.