Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hành vi tham nhũng là gì? Hình thức xử lý hình sự đối với tội tham nhũng như thế nào?

Hành vi tham nhũng là gì? Hình thức xử lý hình sự đối với tội tham nhũng như thế nào?

10/02/2022


HÀNH VI THAM NHŨNG LÀ GÌ?
HÌNH THỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
TỘI THAM NHŨNG NHƯ THẾ NÀO?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm về hành vi tham nhũng.

2. Quy định về tội phạm tham nhũng.

3. Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tham nhũng.

  Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách trong công tác phòng, chống tham nhũng, nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đối với những hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi bị xử lý một cách nghiêm khắc, củng cố niềm tin pháp luật trong Nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội. Bài viết sau đây sẽ phân tích về hành vi tham nhũng, các chế tài xử lý đối với tội phạm tham nhũng, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Hành vi tham nhũng

Hành vi tham nhũng (ảnh minh họa)

1. Khái niệm về hành vi tham nhũng

  • Người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng gọi là tham nhũng.
  • Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, công nhân công an); người trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (công nhân, viên chức quốc phòng, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp); những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
  • Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các hành vi sau đây do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức trong khu vực nhà nước thực hiện được xem là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước bao gồm:
  • Nhận hối lộ;
  • -Vì vụ lợi mà thực hiện đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
  • Tham ô tài sản;
  • Lạm dụng quyền hạn, chức vụ chiếm đoạt tài sản;
  • -Vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công;
  • -Vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ;
  • Vì vụ lợi mà lạm quyền trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ;
  • -Vì vụ lợi mà giả mạo trong công tác;
  • -Vì vụ lợi mà nhũng nhiễu;
  • -Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để gây ảnh hưởng người khác nhằm mục đích trục lợi;
  • -Vì vụ lợi mà thực hiện không đầy đủ công vụ, nhiệm vụ; thực hiện không đúng công vụ, nhiệm vụ; không thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
  • -Vì vụ lợi mà thực hiện hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; lợi dụng quyền lợi, chức vụ bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
  • Theo khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì các hành vi bao gồm tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ do những người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì mục đích vụ lợi được xem hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước.

2. Quy định về tội phạm tham nhũng

  • Tại Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định từ Điều 353 đến Điều 359 về các tội phạm tham nhũng. Theo đó, có 07 tội phạm tham nhũng như sau:
    • Điều 353: Tội tham ô tài sản;
    • Điều 354: Tội nhận hối lộ;
    • Điều 355: Tội lạm dụng quyền hạn, chức vụ chiếm đoạt tài sản;
    • Điều 356: Tội lợi dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ;
    • Điều 357: Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
    • Điều 358: Tội lợi dụng quyền hạn, chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
    • Điều 359: Tội giả mạo trong công tác.

 Xử lý hình sự đối với tội phạm tham nhũng

Xử lý hình sự đối với tội phạm tham nhũng (ảnh minh họa)

3. Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tham nhũng

  • Theo khoản 1, khoản 2 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định xử lý người có hành vi tham nhũng như sau:
    • Đối với người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào, kể cả đã nghỉ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
    • Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật đối với người có hành vi tham nhũng.
  • Về xử lý hình sự đối với những người có hành vi tham nhũng theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt như sau:

1.Tội tham ô tài sản:

- Bị phạt tù từ 02 đến 07 năm theo khoản 1 Điều 353;

- Bị phạt tù từ 07 đến 15 năm theo khoản 2 Điều 353;

- Bị phạt tù từ 15 đến 20 năm theo khoản 3 Điều 353;

- Bị phạt tù là 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình theo khoản 4 Điều 353;

Bên cạnh đó, áp dụng hình phạt bổ sung cho người phạm tội tham ô tài sản là: bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản; bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

2.Tội nhận hối lộ:

-Bị phạt tù từ 02 đến 07 năm theo khoản 1 Điều 354;

- Bị phạt tù từ 07 đến 15 năm theo khoản 2 Điều 354;

- Bị phạt tù từ 15 đến 20 năm theo khoản 3 Điều 354;

- Bị phạt tù là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình theo khoản 3 Điều 354;

Bên cạnh đó, áp dụng hình phạt bổ sung cho người phạm tội nhận hối lội là: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản; phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

3.Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

-Bị phạt tù từ 01 đến 06 năm theo khoản 1 Điều 355;

-Bị phạt tù từ 06 đến 13 năm theo khoản 2 Điều 355;

-Bị phạt tù từ 13 đến 20 năm theo khoản 3 Điều 355;

-Bị phạt tù là 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình theo khoản 4 Điều 355.

Bên cạnh đó, áp dụng hình phạt bổ sung cho người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản; phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

4.Tội lợi dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ

- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 đến 05 năm theo khoản 1 Điều 356;

- Bị phạt tù từ 05 đến 10 năm theo khoản 2 Điều 356;

- Bị phạt tù từ 10 đến 15 năm;

Bên cạnh đó, áp dụng hình phạt bổ sung cho người phạm tội lợi dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ là: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

5.Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

-Bị phạt tù từ 01 đến 07 năm theo khoản 1 Điều 357;

- Bị phạt tù từ 05 đến 10 năm theo khoản 2 Điều 357;

- Bị phạt tù từ 10 đến 15 năm theo khoản 3 Điều 357;

- Bị phạt tù từ 15 đến 20 năm theo khoản 4 Điều 357;

Bên cạnh đó, áp dụng hình phạt bổ sung cho người phạm tội này là: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

6.Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

-Bị phạt tù từ 01 đến 06 năm theo khoản 1 Điều 358;

-Bị phạt tù từ 06 đến 13 năm theo khoản 2 Điều 358;

-Bị phạt tù từ 13 đến 20 năm theo khoản 3 Điều 358;

-Bị phạt tù là 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình theo khoản 4 Điều 358.

Bên cạnh đó, áp dụng hình phạt bổ sung cho người phạm tội này là: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

7.Tội giả mạo trong công tác

-Bị phạt tù từ 01 đến 05 năm theo khoản 1 Điều 359;

-Bị phạt tù từ 03 đến 10 năm theo khoản 2 Điều 359;

-Bị phạt tù từ 07 đến 15 năm theo khoản 3 Điều 359;

-Bị phạt tù là từ 12 đến 20 năm theo khoản 4 Điều 359.

Bên cạnh đó, áp dụng hình phạt bổ sung cho người phạm tội này là: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Xem thêm:

Phân biệt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Một số nội dung mới của các tội phạm khác về chức vụ theo BLHS năm 2015.

Chế định miễn trách nhiệm hình sự.
Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

Trên đây là nội dung Hành vi tham nhũng là gì? Hình thức xử lý hình sự đối với tội tham nhũng như thế nào? của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.