Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Đơn đăng ký nhãn hiệu cần đáp ứng các yêu cầu nào?

Đơn đăng ký nhãn hiệu cần đáp ứng các yêu cầu nào?

19/05/2022


ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
CẦN ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU NÀO?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Nhận biết khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

2. Các điều kiện khi làm đơn đăng ký nhãn hiệu.

3. Thời hạn công bố sau khi giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu.

  Để nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định thì bắt buộc tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân chưa nắm rõ các nội dung, yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào là phù hợp. Bài viết sau đây sẽ phân tích một số quy định pháp luật về nội dung đơn đăng ký theo Luật Sở hữu trí tuệ, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu (Ảnh minh họa)

1. Nhận biết khả năng phân biệt của nhãn hiệu:

  1. Nhãn hiệu là gì?
  • Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức khác nhau.
  1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt khi nào?
  • Theo khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu được tạo thành từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ ghi nhớ, dễ nhận biết thì nhãn hiệu đó được coi là có khả năng phân biệt.
  1. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt khi nào?
  • Theo khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các dấu hiệu đối với nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt như sau:
  • Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
  • Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
  • Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
  • Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
  • Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
  • Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
  • Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Các điều kiện khi làm đơn đăng ký nhãn hiệu

Các điều kiện khi làm đơn đăng ký nhãn hiệu (Ảnh minh họa)

2. Các điều kiện khi làm đơn đăng ký nhãn hiệu:

Theo Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ quy định đơn đăng ký nhãn hiệu cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Trong đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; mẫu nhãn hiệu; quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Trong đó yêu cầu:
      1. Về Danh mục hàng hóa:
  • Trên cơ sở Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, sắp xếp hàng hóa, dịch vụ vào các nhóm phù hợp theo danh mục hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, công bố quyền sở hữu công nghiệp theo cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
      1. Về mẫu nhãn hiệu:
  • Để biết về ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu và làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu thì mô tả mẫu nhãn hiệu (nếu có);
  • Phiên âm từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình nếu nhãn hiệu có từ, ngữ này.
  • Dịch từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt nếu nhãn hiệu có từ, ngữ này.
      1. Về Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận:
  • Cần có nội dung chủ yếu bao gồm: Chủ sở hữu nhãn hiệu (tổ chức, cá nhân); sử dụng nhãn hiệu cần điều kiện gì; hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu có đặc tính gì; các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được đánh giá bằng phương pháp nào và kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu được đánh giá bằng phương pháp nào; người sử dụng nhãn hiệu phải trả chi phí cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
      1. Về Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể:
  • Cần có nội dung chủ yếu bao gồm: Chủ sở hữu nhãn hiệu (tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể); để trở thành thành viên của tổ chức tập thể cần có tiêu chuẩn gì; danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu; sử dụng nhãn hiệu cần điều kiện gì; khi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu có biện pháp xử lý gì.

3. Thời hạn công bố sau khi giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu:

  • Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về thời hạn cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố đơn đăng ký như sau:
    • Công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đối với Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hợp lệ theo quy định pháp luật.
    • Công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên.
    • Công bố trong thời hạn hai tháng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
    • Công bố đơn đăng ký thiết kế bố trí dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được sao chép.

Xem thêm:

Cách kiểm tra nhãn hiệu có bị trùng hay không?
Doanh nghiệp nên lựa chọn bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền tác giả.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?

  • Trên đây là nội dung một số quy định về Đơn đăng ký nhãn hiệu cần đáp ứng các yêu cầu nào? của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.