Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Doanh nghiệp nên lựa chọn bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền tác giả

Doanh nghiệp nên lựa chọn bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền tác giả

05/12/2021


DOANH NGHIỆP NÊN LỰA CHỌN BẢO HỘ LOGO
DƯỚI DẠNG NHÃN HIỆU HAY BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

 Tư vấn bảo hộ logo
Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn bảo hộ logo

  Đăng ký bảo hộ thương hiệu là bước đầu tiên trong việc phát triển kinh doanh. Logo là “gương mặt đại diện” toát lên nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đăng ký bản quyền logo nhằm đề phòng vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty, vậy nên việc đăng ký bản quyền để bảo vệ logo của thương hiệu mình là điều cần thiết. Bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí sẽ đề cập ưu và nhược điểm của 2 loại hình đăng ký logo, để doanh nghiệp có sự lựa chọn phù hợp nhất.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Các hình thức đăng ký bảo hộ logo.

2. Ưu điểm và nhược điểm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

3. Ưu điểm và nhược điểm của đăng ký bản quyền logo.

4. Lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ logo phù hợp.

1. Các hình thức đăng ký bảo hộ logo

  • Theo quy định của pháp luật hiện hành thì logo có thể được đăng ký bảo hộ dưới 2 hình thức:
  • Đăng ký nhãn hiệu;
  • Đăng ký bản quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

2. Ưu điểm và nhược điểm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  1. Ưu điểm của hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • Hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là hình thức bảo hộ chặt chẽ nhất hiện nay. Với phạm vi bảo hộ rộng nhất: bảo hộ nội dung chữ, nội dung hình của logo, chống hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn cho dù là không giống nhau 100%.
  • Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận doanh nghiệp về những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp này cung cấp là uy tín và chất lượng. Qua đó, có thể tạo được lòng tin và xây dựng uy tín cho khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ logo độc quyền của mình. Nếu có các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như lợi dụng đặt tên gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, đạo nhái logo,… những hành vi gây thiệt hại đến doanh nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ như trên đều bị các cơ quan có thể thẩm quyền xử lý.
  • Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là điều kiện bắt buộc khi triển khai hệ thống mã số mã vạch cho doanh nghiệp nếu muốn cung cấp sản phẩm mang thương hiệu ra thị trường trong nước và quốc tế.
  1. Nhược điểm của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • Với cơ chế bảo hộ chặt chẽ như vậy, thì doanh nghiệp muốn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trải qua thẩm định khó khăn, phức tạp. Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn đăng ký, nếu hình thức hợp lệ Cục sẽ công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó tiến hành thẩm định nội dung nhãn hiệu trước khi quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu nội dung không hợp lệ.
  • Thời gian thẩm định có thể kéo dài tới 2-3 năm. Với quy trình thẩm định khó khăn và gắt gao như vậy, cộng thêm số lượng khổng lồ đơn nộp đăng ký bảo hộ vào mỗi tháng. Quy trình đăng ký nhãn hiệu kéo dài như thế mới  đảm bảo khâu tra cứu không sai sót; thẩm định đảm bảo chặt chẽ.
  • Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết 10 năm có thể gia hạn và không hạn chế số lần gia hạn.

Tham khảo thêm: Quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu

3. Ưu điểm và nhược điểm của đăng ký bản quyền logo

  1. Ưu điểm đăng ký bản quyền logo
  • Về bản chất quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện, thiện chí trung thực của người đăng ký. Vì vậy, đăng ký logo dưới hình thức quyền tác giả dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận.
  • Thời gian được cấp giấy chứng nhận đối với logo đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả sẽ rất nhanh. Không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe như cấp giấy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Thời gian bảo hộ dài, đối với tác phẩm là Logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Với tác phẩm chưa công bố trong 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình, thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
  • Hết thời hạn bảo hộ nói trên thì tác phẩm đó thuộc về công chúng. Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng tác phẩm logo nhưng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của tác giả.
  1. Nhược điểm đăng ký quyền logo
  • Vì xuất phát từ cơ sở tự nguyện và cam kết của tác giả nhưng hiện nay cũng chưa có hệ thống quản lý, tra cứu độ trùng lặp của logo được sáng tác đó. Nhất là với những tác phẩm logo chưa được công bố. Việc đăng ký này mang tính thủ tục ghi nhận quyền của tác giả, chủ sở hữu nhưng mức độ bảo hộ không cao.
  • Quyền với tác phẩm logo có thể bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ nếu có bên thứ ba chứng minh được logo đã đăng ký đó là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp phát sinh thì phải trải qua các thủ tục tại Tòa án, thời gian giải quyết kéo dài.
  • Dưới góc nhìn đối với tác phẩm thì đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Nội dung trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo hộ độc quyền. Nghĩa là một bên thứ ba cũng có thể sử dụng nội dung chữ trùng, cách bố trí, phối màu khác thì hành vi đó không bị xét là vi phạm bản quyền. Hơn thế nữa, bên thứ ba có thể mang tác phẩm đó đi đăng ký bảo hộ và cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.

Tham khảo thêm: Thế nào là vi phạm bản quyền logo? Mức xử phạt ra sao khi vi phạm?

4. Lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ logo phù hợp


Lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ logo phù hợp.

  • Bảo hộ logo dưới dạng bản quyền tác giả hay bảo hộ dưới dạng độc quyền nhãn hiệu thì cả hai đều rất quan trọng, nó là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm đó. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi ích của công cụ này, mỗi cá nhân, tổ chức khi tiến hành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình phải tìm hiểu và trang bị cho bản thân kiến thức nhất định về sự khác biệt giữa bảo hộ quyền tác giả và độc quyền nhãn hiệu, để đưa ra lựa chọn bảo hộ logo phù hợp nhất cho mình.

Tham khảo thêm các bài viết:
Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã nêu ra các đặc điểm của bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả và bảo hộ logo dưới dạng độc quyền nhãn hiệu. Trên thực tế, chúng ta không thể khẳng định bảo hộ nào là tốt hơn vì mỗi hình thức bảo hộ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vậy nên khi chọn hình thức bảo hộ logo của mình, thì các cá nhân tổ chức phải căn cứ vào nhu cầu của bản thân để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích đến với khách hàng. Nếu khách hàng đang phân vân không biết nên chọn hình thức bảo hộ nào cho logo của mình, vui lòng lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365