Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Có được hỏi cung bị can vào ban đêm? Trình tự thủ tục hỏi cung bị can

Có được hỏi cung bị can vào ban đêm? Trình tự thủ tục hỏi cung bị can

24/12/2021


CÓ ĐƯỢC HỎI CUNG BỊ CAN VÀO BAN ĐÊM?
TRÌNH TỰ THỦ TỤC HỎI CUNG BỊ CAN

 Luật Thịnh Trí - Dịch vụ luật sư bào chữa
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Dịch vụ luật sư bào chữa

  Hỏi cung bị can là một giai đoạn không thể thiếu trong trình tự luật định đối với một người bị khởi tố hình sự (gọi là bị can), mục đích của hỏi cung để nhằm làm rõ sự thật về hành vi vi phạm mà người đó đã gây ra. Vậy nên việc hỏi cung rất quan trọng trong quá trình điều tra vụ án. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có được hỏi cung bị can vào ban đêm? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hiểu như thế nào về vấn đề hỏi cung bị can?

2. Cơ quan có thẩm quyền có được hỏi cung bị can vào ban đêm?

3. Bị can không biết chữ thì tiến hành hỏi cung như thế nào?

a) Người chứng kiến phải có mặt khi tiến hành hỏi cung bị can không biết chữ.

b) Quyền của người chứng kiến.

c) Nghĩa vụ của người chứng kiến.

4. Trình tự tiến hành hỏi cung bị can.

Giai đoạn chuẩn bị hỏi cung.

Giai đoạn hỏi cung bị can.

Kết thúc giai đoạn hỏi cung.

1. Hiểu như thế nào về vấn đề hỏi cung bị can?

  • Có thể hiểu hoạt động hỏi cung là hoạt động tố tụng do cơ quan điều tra tiến hành, cụ thể là điều tra viên sẽ trực tiếp hỏi cung khi đã có quyết định khởi tố bị can. Việc này nhằm để lấy lời khai của bị can về thông tin liên quan đến các tình tiết trong hành vi vi phạm pháp luật của người này. Thông thường, giai đoạn hỏi cung bị can được tiến hành tại cơ quan quan điều tra hoặc trại tạm giam hoặc tại nơi ở của bị can. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không được tiến hành hoạt động hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn. Đối với trường hợp bắt buộc phải hỏi cung vào ban đêm phải ghi rõ lý do vào biên bản. Trong những trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên có quyền tiến hành hỏi cung bị can theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan có thẩm quyền có được hỏi cung bị can vào ban đêm?

  • Theo tinh thần của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ta có thể thấy, bên cạnh việc phải trừng trị nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi gây nguy hiểm tra xã hội, bảo vệ an ninh xã hội, thì các nhà làm luật còn quan tâm đến quyền hợp pháp của bị can. Tại khoản 3 Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định không được phép hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng cơ quan điều tra phải ghi rõ lý do vào biên bản.
  • Do đó, điều tra viên không được quyền hỏi cung bị can vào ban đêm, nếu có hành vi cố tình hỏi cung bị can vào ban đêm thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vẫn trừ trường hợp không thể trì hoãn được, như: lời khai của bị can phục vụ cho yêu cầu truy bắt người đồng phạm; ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội của những người đồng phạm; thu giữ công cụ, phương tiện gây án,…). Mọi trường hợp phải hỏi cung vào ban đêm phải được điều tra viên ghi rõ lý do vào trong biên bản hỏi cung bị cáo.
  • Ban đêm được tính từ 22h đến 06h sáng ngày hôm sau. Nghĩa là trong khoảng khung giờ này, tổ điều tra không được hỏi cung bị can, trừ trường hợp không thể trì hoãn mới tiến hành hỏi cung vào khung giờ này.

Tham khảo thêm: Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

3. Bị can không biết chữ thì tiến hành hỏi cung như thế nào?

Luật Thịnh Trí - Tư vấn quy trình thực hiện hoạt động tố tụng 
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quy trình thực hiện hoạt động tố tụng

  • Việc tiến hành hỏi cung bị can không biết chữ phải có người chứng kiến toàn bộ quá trình hỏi cung. Để phòng trường hợp điều tra việc không đọc lại biên bản cho bị can nghe, hoặc cố tình đọc sai, chỉ điểm cho bị cáo điểm chỉ nhưng thực chất họ không biết trong biên bản đã ghi những gì, điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế. Vậy nên không bố trí người chứng kiến trong hoàn cảnh này là điều bắt buộc.

a) Người chứng kiến phải có mặt khi tiến hành hỏi cung bị can không biết chữ

  • Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng yêu cầu thực hiện việc chứng kiến trong quá trình tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
  • Những người không được làm người chứng kiến:
    • Người có quan hệ thân thích với người đang bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
    • Người bị nhược điểm về mặt thể chất, tâm thần, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng nhận thức đúng vụ việc.
    • Người có độ tuổi dưới 18.
    • Có lý do khác cho rằng người đó không khách quan trong việc chứng việc vụ việc.

b) Quyền của người chứng kiến

  • Người chứng có quyền được nhận thông báo về phía cơ quan có thẩm quyền, được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Có quyền yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng tiến hành, tuân thủ đúng quy định pháp luật để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình, được cơ quan có thẩm quyền bảo vệ an toàn cho người thân thích của mình khi họ bị đe dọa.
  • Xem biên bản tố tụng và đưa ra nhận xét.
  • Có quyền khiếu nại các hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền.
  • Được cơ quan triệu tập thanh toán các chi phí theo luật định.

c) Nghĩa vụ của người chứng kiến

  • Phải có mặt tại nơi chứng kiến theo đúng thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
  • Chứng kiến tất cả các hoạt động tố tụng theo như yêu cầu.
  • Ký biên bản hỏi cung bị can mà mình đã chứng kiến.
  • Có nghĩa vụ giữ kín thông tin về hoạt động điều tra mà mình đã chứng kiến.
  • Trình bày trung thực những thông tin, tình tiết mà bản thân đã chứng kiến trong suốt quá trình cơ quan thực hiện tiến hành tố tụng.

4. Trình tự tiến hành hỏi cung bị can

Giai đoạn chuẩn bị hỏi cung

  • Trước khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can, điều tra viên phải có nghĩa vụ đọc Quyết định khởi tố bị can, đồng thời giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của điều tra viên, quyền và nghĩa vụ của người có nhiệm vụ phiên dịch hợp pháp của bị can, thông báo cho Kiểm sát viên, người bào chữa cho bị can về địa điểm và thời gian tiến hành hỏi cung bị can. Trong quá trình hỏi cung lời khai của bị can phải được ghi chép đầy đủ, không tự ý sửa đổi lời khai bị can, ghi rõ câu hỏi và câu trả lời.

Giai đoạn hỏi cung bị can

  • Điều tra viên tiến hành hỏi cung bị can bằng các câu hỏi, được phép áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp để làm rõ các tình tiết vụ án. Nếu xét thấy cần thiết, kiểm sát viên có thể tham gia hỏi cung bị can. Mọi câu hỏi và câu trả lời trong quá trình hỏi cung phải được ghi chép vào biên bản đầy đủ.

Kết thúc giai đoạn hỏi cung

  • Sau khi đã kết thúc quá trình hỏi cung, điều tra viên phải có trách nhiệm đọc lại biên bản hỏi cung cho bị can nghe, xác nhận các thông tin bị can đã cung cấp. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai, thì điều tra viên ký xác nhận trong tờ tự khai. Những người tham gia vào buổi hỏi cung cùng ký xác nhận vào biên bản hỏi cung.

Tham khảo thêm:
Vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?
Quy định chung về thi hành án hình sự.
Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số lưu ý trong quá trình hỏi cung bị can được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu quý khách có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện tố tụng hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365