Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại

Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại

07/01/2022


BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN
ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Căn cứ ra quyết định kê biên tài sản.

2. Những trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của pháp nhân thương mại.

3. Tài sản không được kê biên.

4. Biên bản kê biên tài sản.

5. Ra Quyết định và gửi Quyết định kê biên tài sản.

6. Tổ chức thi hành kê biên tài sản.

Kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại

Kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại (ảnh minh họa)

  Theo quy định tại Nghị định 44/2020/NĐ-CP thì có 04 biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại là thu hồi hoặc tạm giữ con dấu của pháp nhân thương mại; tạm giữ chứng từ, tài liệu, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; kê biên tài sản của pháp nhân thương mại chấp hạn biện pháp tư pháp có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng; phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ đề cập đến những quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại.

1. Căn cứ ra quyết định kê biên tài sản

  • Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2020/NĐ-CP thì căn cứ vào những điều sau để ra Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại:
    • Quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật;
    • Biên bản được lập theo Điều 5 Nghị định 44/2020/NĐ-CP;
    • Pháp nhân thương mại không có tài khoản tại công ty chứng khoán, kho bạc nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức tín dụng hoặc số tiền trong tài khoản không đủ để bảo đảm việc cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp.
    • Những tài liệu để xác minh thông tin liên quan đến tài sản của pháp nhân thương mại chấp hành án.

2. Những trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của pháp nhân thương mại

  • Biện pháp kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được áp dụng để bảo đảm cho việc cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 Bộ luật Hình sự 2015. Trong đó, quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:
    • Buộc pháp nhân thương mại khôi phục lại tình trạng ban đầu;
    • Buộc pháp nhân thương mại thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả tiếp tục xảy ra.

3. Tài sản không được kê biên

  • Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định những tài sản của pháp nhân thương mại không được kê biên bao gồm:
    • Tài sản với mục đích phục vụ cho lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng; tài sản của pháp nhân thương mại nhưng bị cấm lưu thông theo quy định; tài sản của tổ chức, cơ quan do ngân sách nhà nước cấp.
    • Thực phẩm, dụng cụ và lương thực cùng những tài sản khác với mục đích phục vụ bữa ăn cho người lao động. Ngoài ra, không được kê biên số thuốc để phục vụ trong việc chữa và phòng bệnh cho người lao động;
    • Cơ sở y tế, nhà trẻ, trường học và những phương tiện, thiết bị hoặc tài sản khác thuộc về những cơ sở này (tài sản đó không phải là tài sản để kinh doanh).
    • Công cụ, phương tiện và những trang thiết bị bảo đảm phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, phòng chống ô nhiễm môi trường.

 Nội dung của biên bản kê biên tài sản

Nội dung của biên bản kê biên tài sản (ảnh minh họa)

4. Biên bản kê biên tài sản

  • Khi thực hiện kê biên tài sản của pháp nhân thương mại thì cần phải lập biên bản. Trong biên bản cần ghi rõ những nội dung sau:
    • Địa điểm và thời gian tiến hành kê biên tài sản;
    • Mô tả đặc điểm, tình trạng, tên gọi từng tài sản bị kê biên;
    • Cá nhân, tổ chức có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
    • Người chứng kiến;
    • Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện kê biên;
    • Đại diện chính quyền tại nơi mà tài sản bị kê biên.
  • Cá nhân, tổ chức có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người chứng kiến, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện kê biên, đại diện chính quyền tại nơi mà tài sản bị kê biên phải ký vào biên bản kê biên tài sản. Cần ghi rõ vào biên bản trong trường hợp có người từ chối ký biên bản hoặc vắng mặt và nêu rõ lý do.
  • Biên bản kê biên tài sản cần được lập thành 02 bản để người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại giữ 01 bản và cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền giữ 01 bản. 02 bản này có giá trị như sau.

5. Ra Quyết định và gửi Quyết định kê biên tài sản

  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định kê biên tài sản trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc xác minh thông tin tài sản của pháp nhân thương mại.
  • Trong đó, những nội dung cơ bản của quyết định kê biên tài sản như sau:
    • Ngày, tháng, năm ra quyết định;
    • Số quyết định;
    • Địa điểm ra quyết định;
    • Đơn vị, chức vụ, họ tên của người ra quyết định;
    • Những thông tin của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản gồm: mã số thuế, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, tên;
    • Đóng dấu cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền và chữ ký của người ra quyết định.

6. Tổ chức thi hành kê biên tài sản

  • Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 44/2020/NĐ-CP thì việc kê biên tài sản của pháp nhân thương mại phải được thực hiện vào ban ngày trong khoảng thời gian từ 08 giờ - 17 giờ. Trừ những trường hợp là ngày lễ, ngày nghĩa và những trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện kê biên được phải do cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì.
  • Khi tiến hành kê biên tài sản cần có mặt của những người sau đây:
    • Cá nhân, tổ chức có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
    • Người chứng kiến;
    • Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện kê biên;
    • Đại diện chính quyền tại nơi mà tài sản bị kê biên.
  • Thực hiện lập biên bản về việc vắng mặt và tiến hành việc kê biên trong trường hợp đã thông báo, triệu tập hợp lệ những người đại diện theo pháp luật của cá nhân, tổ chức, pháp nhân thương mại có tài sản kê biên vắng mặt. Việc này phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên.
  • Trong trường hợp tài sản của pháp nhân thương mại không đủ để thi hành Quyết định kê biên tài sản thì thực hiện kê biên tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đồng sở hữu với người khác. Cơ quan thi hành án hình sự thực hiện việc kê biên tài sản thông báo công khai cho các chủ đồng sở hữu biết về địa điểm và thời gian tiến hành kê biên. Sẽ thực hiện đấu giá tài sản kê biên nếu như hết thời hạn 90 ngày kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện.

Xem thêm:

Thời hạn một số biện pháp ngăn chặn trong bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Thẩm quyền ra lệnh tạm giam theo quy định tại Khoản 3 Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?

Quy định chung về thi hành án hình sự.

  • Trên đây là nội dung Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn