Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Bạo lực học đường là gì? Hành vi bạo lực học đường có bị xử lý hình sự?

Bạo lực học đường là gì? Hành vi bạo lực học đường có bị xử lý hình sự?

10/02/2022


BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG LÀ GÌ?
HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ?

Tư vấn các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

  Hiện nay bạo lực học đường diễn ra rất nhiều tại các trường học, với sự tham gia của rất nhiều học sinh với mọi lứa tuổi khác nhau, các em còn quá nhỏ để ý thức được hành vi trái pháp luật mà mình đang làm, đồng thời chưa hiểu biết về trách nhiệm pháp lý. Vậy hình vi bạo lực học đường của các em học sinh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng luật Thịnh Trí theo dõi bài viết sau đây.

 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm bạo lực học đường.

2. Phân loại các hành vi bạo lực học đường.

3. Nguyên nhân xảy ra hành vi bạo lực học đường.

4. Hình thức xử lý các hành vi bạo lực học đường.

1. Khái niệm bạo lực học đường

  • Vấn nạn bạo lực học đường là một thực trạng đáng lên án trong xã hội hiện nay. Một điều đáng buồn hơn nữa là hành vi bạo lực này đang tồn tại mọi ngóc ngách của từng phòng học. Chúng ta có thể hiểu, hành vi bạo lực học đường là một hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể xác của nạn nhân. Đó có thể là hành vi la mắng, chửi bới, lăng mạ, tẩy chay, quấy rối… Đây là hành động đáng được bài trừ ra khỏi xã hội hội, nhất là môi trường học đường. Một hành vi chúng ta nghĩ là bồng bột của tuổi trẻ, tuy nhiên hành vi này để lại ám ảnh tâm lý cũng như hậu quả không thể lường trước được cho các nạn nhân phải gánh chịu hành vi bạo lực học đường.
  • Do đó, nói một cách chung nhất, hành vi bạo lực học đường là một hành vi gây thương tích có chủ đích đối với người khác, hành vi này gây tổn thương về mặt thể chất và tinh thần của nạn nhân, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý ám ảnh, tính cách sau này của nạn nhân.

2. Phân loại các hành vi bạo lực học đường

  • Hành vi bạo lực học đường tồn tại rất nhiều hình thức khác nhau, tùy vào nhóm đối tượng học sinh khác nhau. Cụ thể:
  • Bạo lực về thể chất nạn nhân: Bức tóc, xô đẩy, đánh đập, trấn lột, đổ đồ ăn lên người nạn nhân…
  • Bạo lực học đường bằng lời nói: dùng những lời nói xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục nạn nhân, bắt nạn nhân làm theo ý của mình.
  • Bạo lực theo hình thức xã hội: có hành vi bêu rếu nạn nhân với những người xung quanh, tẩy chay, phân biệt đối xử, cố lập nạn nhân…
  • Bạo lực bằng hình thức điện tử: Dùng tin nhắn, điện thoại để uy hiếp nạn nhân, nhắn tin đe dọa hoặc chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip của nạn nhân lên mạng xã hội.

3. Nguyên nhân xảy ra hành vi bạo lực học đường

  • Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường có thể là:
  • Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh của học sinh, tiếp xúc nhiều với bạo lực ở tại gia đình hoặc trường học hoặc ngoài xã hội: Các em có tâm lý bắt chước những hành động các em đã từng nhìn thấy và nghe thấy hằng ngày…
  • Nguyên nhân xảy ra bạo hành có thể do một số trẻ em muốn khẳng định bản thân trước mọi người, muốn trở thành thủ lĩnh nhóm bắt nạt học sinh chung trường, chung lớp. Vì tâm lý trẻ cho rằng chỉ khi nào trở thành thủ lĩnh thì trẻ sẽ không bị người khác bắt nạt cũng như không ai làm tổn thương đến trẻ nữa.
  • Một số trẻ nhận thức được hành vi bạo lực là không tốt, tuy nhiên không thể kiểm soát được hành vi của mình.
  • Tuy nhiên xét thấy có một số học sinh hay đi bắt nạt, gây hấn với người khác là những người đã từng bị tấn công hoặc bắt nạt bởi một nhóm khác. Để thể hiện sức mạnh của mình, các em thường có xu hướng đi bắt nạt kẻ yếu thể hơn mình.
  • Ngoài ra, có những trẻ có thể dùng hành vi bạo lực học đường như một hình thức chống đối lại các luật lệ xã hội.

4. Hình thức xử lý các hành vi bạo lực học đường

 Tư vấn các hình thức xử phạt đối với hành vi bạo lực học đường

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các hình thức xử phạt đối với hành vi bạo lực học đường

  • Biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực học đường     
  • Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cụ thể: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi do cố ý.
  • Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo lực học đường là phạt cảnh cáo.
  • Biện pháp xử lý dân sự đối với hành vi bạo lực học đường
  • Hành vi bạo lực học đường xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm đến sức khỏe, cụ thể:
    • Bồi thường chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của nạn nhân.
    • Bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.
    • Bồi thường chi phí thu nhập thực tế của người chăm sóc nạn nhân.
    • Các thiệt hại khác do pháp luật quy định.
  • Ngoài ra nếu như hành vi bạo lực học đường gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân thì phải có trách nhiệm bồi thường phần thiệt hại danh dự, nhân phẩm đó.

Tham khảo thêm: Mức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần được quy định như thế nào?

  • Bên cạnh đó, người có hành vi bạo lực người khác phải bù đắp tổn thất về tinh thần cho nạn nhân như sau:
    • Đối với người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ của người gây thiệt hại đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu như con chưa thành niên không có tài sản riêng.
    • Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình; nếu người đó không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ có trách nhiệm phần còn thiếu đó.
  • Biện pháp xử lý hình sự đối với hành vi bạo lực học đường
  • Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
  • Qua đó, những người đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi bạo lực học đường phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
  • Tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật hình sự :
  • Người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc trong các trường hợp sau đây, sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc từ 6 tháng đến 3 năm tù:
  • Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng các thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người.
  • Có hành vi phạm tội nhiều lần đối với cùng chủ thể hoặc đối với nhiều chủ thể.
  • Hành vi bạo lực có tính chất côn đồ hoặc có nguy cơ tái phạm nguy hiểm.
  • Ngoài ra, hành vi bạo lực học được có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

Tham khảo thêm:
Quy định về miễn trách nhiệm hình sự tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn bạo lực, và các mức xử lý đối với hành vi bạo lực học đường. Các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội phải tạo điều kiện để các em có thể trưởng thành lành mạnh, giáo dục, phổ biến pháp luật để các em có thể ý thực được hành vi cũng như hậu quả to lớn của hành vi bạo lực của mình đem đến. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Nếu quý khách hàng còn thắc mắc đến hình thức xử phạt, cũng như mức xử phạt của hành vi bạo lực học đường, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365