Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Xin nghỉ việc nhưng không được giải quyết, người lao động nên làm gì?

Xin nghỉ việc nhưng không được giải quyết, người lao động nên làm gì?

27/12/2021


XIN NGHỈ VIỆC NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT,
NGƯỜI LAO ĐỘNG NÊN LÀM GÌ?

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn xin nghỉ việc hợp pháp cho người lao động

  Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người lao động xin nghỉ việc nhưng không được người sử dụng lao động giải quyết. Vậy làm sao để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp này? Bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí chia sẻ các cách để người lao động có thể ứng phó trong trường hợp xin nghỉ việc nhưng người sử dụng lao động không giải quyết.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Người lao động nghỉ việc có cần sự đồng ý của người sử dụng lao động.

2. Người lao động xin nghỉ việc nhưng doanh nghiệp không đồng ý thì nên xử lý như thế nào?

1. Người lao động nghỉ việc có cần sự đồng ý của người sử dụng lao động

  Theo Bộ luật Lao động năm 2019 có rất nhiều căn cứ để người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, chung quy lại thì sẽ có 2 cách để người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, cụ thể:

  • Cách 1: Người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
  • Đối với cách này, yêu cầu xin nghỉ việc của người lao động phải cần có sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Tức là, người lao động muốn nghỉ việc phải có sự đồng ý của doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc.
  • Cách 2: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
  • Căn cứ Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động.
  • Trong trường hợp này, người lao động chỉ cần đảm bảo thời gian báo trước cho người sử dụng lao động, cụ thể thời gian được tính như sau:
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn:
  • Báo trước người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày: Nếu người lao động làm công việc thông thường.
  • Báo trước người sử dụng lao động ít nhất 120 ngày: Nếu người lao động làm công việc đặc thù như thành viên trong tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay hay người quản lý trong doanh nghiệp,…
  • Người lao động làm việc theo hợp có xác định thời hạn từ 12 - 36 tháng:
  • Báo trước người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày: Nếu làm công việc bình thường.
  • Báo trước người sử dụng lao động ít nhất 120 ngày: Nếu làm công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay, người quản lý doanh nghiệp,…
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng có xác định thời hạn dưới 12 tháng:
  • Báo trước người sử dụng lao động ít nhất 3 ngày làm việc: Nếu người lao động làm công việc bình thường.
  • Báo trước người lao động ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng lao động: Nếu người lao động làm công việc đặc thù như thành viên trong tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay hay người quản lý trong doanh nghiệp,…
  • Các trường hợp mà người lao động không cần báo trước người sử dụng lao động, cụ thể:
  • Người lao động không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc không giống như trong hợp đồng đã thỏa thuận.
  • Người lao động không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng hạn.
  • Người sử dụng lao động bị người sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, có những lời nói, hành vi nhục mạ, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; hoặc người lao động bị cưỡng bức làm việc.
  • Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Lao động nữ trong thời kỳ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu.
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực gây ảnh hưởng để việc thực hiện hợp đồng lao động.
  • Tóm lại, có thể khẳng định rằng, việc người lao động có mong muốn nghỉ làm thì không nhất thiết phải có sự đồng ý từ phía người lao động. Dù vậy, người lao động vẫn cần báo trước cho người sử dụng lao động được biết, trừ các trường hợp luật quy định không cần báo trước.

Tham khảo thêm: Hợp đồng lao động bị vô hiệu.

2. Người lao động xin nghỉ việc nhưng doanh nghiệp không đồng ý thì nên xử lý như thế nào?

 Luật Thịnh Trí - Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật

  • Như đã nói ở mục trên, người lao động yêu cầu được nghỉ việc nhưng người sử dụng lao động không đồng ý thì người lao động vẫn có quyền được nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật.
  • Tuy vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, người lao động cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Người lao động phải bảo đảm thời gian báo trước
  • Trừ một số trường hợp luật định người lao động nghỉ việc không cần báo trước với người sử dụng lao động, các trường hợp còn lại người lao động phải có trách nhiệm báo trước cho người sử dụng lao động được biết.
  • Pháp luật hiện nay không có điều khoản quy định hình thức thông báo nghỉ việc, tuy nhiên để có bằng chứng người lao động đã xin nghỉ việc nhưng người sử dụng lao động không đồng ý, thì người lao động nên gửi thông báo nghỉ việc qua email hoặc văn bản cụ thể. Trong thông báo nghỉ việc, người lao động phải ghi rõ lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thời điểm mình sẽ chính thức nghỉ việc tại công ty. Yêu cầu các phòng/ban có thẩm quyền giải quyết yêu cầu nghỉ việc của nhân sự xác nhận thông báo.
  • Khiếu nại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Nếu người lao động đã gửi thông báo nghỉ việc đến người sử dụng lao động nhưng người sử dụng lao động không giải quyết và gây khó dễ. Người sử dụng lao động có những hành vi giữ bằng cấp, chứng chỉ, giấy tờ, không tiến hành chốt sổ bảo hiểm, và các hành vi khác. Người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lên Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Tham khảo thêm:
Các trường hợp được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.

Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?
Quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
 Những điểm mới về lương, thưởng theo Bộ luật lao động 2019.

  • Bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xin nghỉ việc của người lao động. Trong mối quan hệ lao động, người lao động luôn ở vị trí yếu thế, vậy nên pháp luật có rất nhiều quy định bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì người lao động nên trang bị kiến thức pháp lý cơ bản liên quan đến mối quan hệ lao động. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích, có giá trị cho khách hàng. Nếu quý khách đang gặp khó khăn trong mối quan hệ lao động, như: ký kết hợp đồng lao động, bị áp dụng các hình thức kỷ luật, sa thải trái pháp luật, vấn đề tiền lương, giờ nghỉ,… vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365