Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tư vấn cách chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp cho doanh nghiệp

Tư vấn cách chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp cho doanh nghiệp

27/12/2021


TƯ VẤN CÁCH CHẤM DỨT
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG HỢP PHÁP CHO DOANH NGHIỆP

 Luật Thịnh Trí - Tư vấn cách chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp cho doanh nghiệp

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn cách chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp cho doanh nghiệp

Trong mối quan hệ lao động, người lao động luôn ở thế yếu, thế nên pháp luật có rất nhiều quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nếu doanh nghiệp muốn chấm dứt hợp đồng lao động phải thực hiện theo đúng pháp luật, tránh gây bất lợi cho người lao động, hậu quả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày các cách giúp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Trường hợp doanh nghiệp được đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật.

4. Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ, các lý do kinh tế, dịch bệnh.

5. Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với ly do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

6. Doanh nghiệp chấm dứt hợp động lao động trong thời gian người lao động thử việc.

1. Trường hợp doanh nghiệp được đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động

  • Theo Bộ luật Lao động năm 2019 quy định các trường hợp người sử dụng lao động được đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà không cần trải qua các thủ tục nào khác. Cụ thể:
    • Hợp đồng lao động đã hết hạn.
    • Người lao động đã hoàn thành công việc được giao kết trong hợp đồng lao động.
    • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo, không được hưởng án treo, bị hình phạt tử hình hoặc người lao động bị cấm làm công việc được giao kết trong hợp đồng theo quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
    • Người lao động nước ngoài bị trục xuất.
    • Người lao động đã chết, bị Tòa án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sự, người lao động đang trong tình trạng mất tích.
    • Giấy phép lao động của người nước ngoài đã hết hiệu lực.

Tham khảo thêm: Hợp đồng lao động là gì?

2. Người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

  • Hợp đồng lao động bản chất là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, pháp luật cũng tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên trong vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động. Bởi vậy, khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động khi 2 bên đồng ý thỏa thuận với nhau.
  • Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động theo mong muốn của mình, tuân thủ theo đúng pháp luật, vừa thỏa mãn được lợi ích của người lao động. Đây là cách giải quyết mang tính ôn hòa nhất, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn cách này.

3. Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật

 Luật Thịnh Trí - Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng cho doanh nghiệp

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng cho doanh nghiệp

  • Ngoài cách thỏa thuận trên, doanh nghiệp có thể chọn phương án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Lưu ý, người sử dụng lao động muốn lựa chọn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Doanh nghiệp chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc như trong hợp đồng đã thỏa thuận.
  • Người lao động đang trong tình trạng ốm đau, tai nạn đã được điều trị trong thời gian nhất định nhưng khả năng lao động chưa thể hồi phục.
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn bắt buộc phải giảm chỗ làm việc.
  • Người lao động không đến nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.
  • Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác.
  • Người lao động có hành vi tự ý bỏ việc nhưng không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục.
  • Người lao động cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động gây ảnh hưởng đến việc tuyển dụng của người lao động.

Quy trình, thủ tục khi tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo đến người lao động, cụ thể:

  • Đối với công việc bình thường:
  • Thông báo trước ít nhất 45 ngày: Đối với hợp đồng lao động không thời hạn.
  • Thông báo trước ít nhất 30 ngày: Đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 - 36 tháng.
  • Thông báo trước ít nhất 03 ngày làm việc: Đối với hợp đồng lao động dưới 12 tháng.
  • Đối với công việc đặc thù như thành viên trong tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay,…
  • Thông báo ít nhất 120 ngày: Đối với hợp đồng lao động không thời hạn hoặc hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên.
  • Thông báo ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng: Đối với hợp đồng lao động dưới 12 tháng.

4. Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ, các lý do kinh tế, dịch bệnh

  • Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

“1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.”

  • Thủ tục doanh nghiệp nên làm trước khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Doanh nghiệp phải thực hiện xây dựng các phương án sử dụng lao động theo quy định pháp luật.
  • Doanh nghiệp chỉ có người lao động nghỉ việc khi đã trao đổi với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và tiến hành thông báo trước 30 ngày cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và người lao động biết về vấn đề này.

5. Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với ly do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập

  • Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019 quy định lý do để người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng, như sau: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,…
  • Thủ tục doanh nghiệp nên làm trước khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Doanh nghiệp phải thực hiện xây dựng các phương án sử dụng lao động theo quy định pháp luật.

Tham khảo thêm:
Hợp đồng lao động bị vô hiệu.
Các trường hợp được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.
Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động hiện nay?
Quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

6. Doanh nghiệp chấm dứt hợp động lao động trong thời gian người lao động thử việc

  • Trong thời gian người lao động thử việc, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước cho người lao động biết, hành vi này được xem là hợp pháp (cụ thể tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019).
  • Trong trường hợp đã kết thúc thời gian thử việc của người lao động nhưng kết quả không đạt, doanh nghiệp được phép chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
  • Bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày các cách giúp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Hy vọng bài viết này sẽ mang thông tin hữu ích cho quý khách. Nếu có vướng mắc trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365