Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thực phẩm chức năng là gì? Lý do cần công bố thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì? Lý do cần công bố thực phẩm chức năng

04/12/2021


THỰC PHẨM CHỨC NĂNG LÀ GÌ?
LÝ DO CẦN CÔNG BỐ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Tư vấn thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thủ tục công bố thực phẩm chức năng

Công bố thực phẩm chức năng là quy định bắt buộc của pháp luật khi các tổ chức, cá nhân muốn lưu thông sản phẩm ra thị trường. Luật Thịnh Trí sẽ hướng dẫn cho quý khách hàng về những lưu ý trước khi thực hiện quy trình thủ tục công bố trong bài viết dưới đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thực phẩm chức năng là gì.

2. Lý do cần phải công bố thực phẩm chức năng.

3. Những yếu tố cần nắm khi thực hiện quy trình, thủ tục trong công bố thực phẩm chức năng.

4. Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của Luật Thịnh Trí.

1. Thực phẩm chức năng là gì

  1. Khái niệm của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là các sản phẩm chứa các chất bổ sung nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, cung cấp các chất có lợi cho sức khỏe hoặc mục đích phục hồi sức khỏe. Hoặc có một số loại thực phẩm chức năng được sản xuất với mục đích đơn thuần là tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vậy nên, thực phẩm chức năng không phải không phải là thuốc, không có tác dụng chữa bệnh.

  1. Đặc điểm của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng được sản xuất, chế biến theo một quy trình công thức, có liều lượng sử dụng nhỏ và được chỉ định các đối tượng, độ tuổi được sử dụng. Bảo đảm cho người dùng có thể sử dụng hằng ngày, thường xuyên, hoặc nếu chẳng may người dùng sử dụng 1 lượng thuốc nhiều hơn bình thường thì vẫn đảm bảo tính an toàn trong sản phẩm, không có tác dụng phụ và phản ứng phụ.

  1. Cách phân loại thực phẩm chức năng

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực phẩm chức năng được chia thành 3 loại như sau:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Loại thực phẩm chức năng này được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của người dùng nhằm mục đích cải thiện, duy trì, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Thực phẩm dinh dưỡng y học: Loại thực phẩm dùng cho mục đích y tế, có thể ăn bằng ống xông hoặc vào trực tiếp bằng đường miệng, giúp điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh. Nhóm thực phẩm này khi sử dụng phải được giám sát của nhân viên y tế.

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt: Thực phẩm chức năng được chế biến theo công thức đặc biệt, đáp ứng cho chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân.

Nếu khách hàng muốn tư vấn thêm về cách công bố thực phẩm chức năng mới nhất năm 2021, xin vui lòng liên hệ Hotline: 1800 63 65 để các luật sư của Thịnh Trí tư hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

2. Lý do cần phải công bố thực phẩm chức năng

Hiện nay, thực phẩm chức năng đã khá quen thuộc với người dân Việt Nam, thị trường kinh doanh của loại mặt hàng này đang dần được mở rộng. Tuy thực phẩm chức năng không phải là thuốc, nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người sử dụng. Vậy nên, pháp luật nước ta có quy định bắt buộc các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm ra thì phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm và sản phẩm phải được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp hồ sơ công bố lưu hành.

  • Thực phẩm chức năng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng
  • Việc thực hiện công bố chất lượng của thực phẩm chức năng, giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh luôn đảm bảo được chất lượng theo các tiêu chí đã đặt ra, từ đó sức khỏe của người tiêu dùng mới được bảo vệ tuyệt đối.
  • Công bố thực phẩm giúp tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp
    • Công bố thực phẩm chức năng để chứng minh các sản phẩm này của doanh nghiệp đã được kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm và được xác nhận bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vậy nên những thực phẩm chức năng đã được công bố sẽ nhanh chóng lấy được lòng tin từ phía khách hàng, sản phẩm sẽ được thị trường đón nhận. Khi đó thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến, từng bước khẳng định vị trí trên thị trường.
  • Công bố thực phẩm chức năng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
    • Với những sản phẩm thực phẩm chức năng đã được công bố đủ tiêu chuẩn chất lượng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì doanh nghiệp có thể hoàn toàn tự tin khi cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm chưa được công bố khác. Bởi tâm lý của người tiêu dùng luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm đầu tiên, nhất là các sản phẩm đưa trực tiếp vào cơ thể. Thế nên, thực phẩm chức năng đảm bảo chất lượng sẽ là lựa chọn ưu tiên số 1. Từ đây các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng vượt xa đối thủ, nâng cao doanh thu.
    • Nếu khách hàng muốn tư vấn thêm về cách công bố thực phẩm chức năng mới nhất năm 2021, xin vui lòng liên hệ Hotline: 1800 63 65 để các luật sư của Thịnh Trí tư hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

3. Những yếu tố cần nắm khi thực hiện quy trình, thủ tục trong công bố thực phẩm chức năng

Các cá nhân, tổ chức muốn công bố thực phẩm chức năng của mình, điều đầu tiên là cần phải nắm rõ các quy định của Nhà nước về công bố thực phẩm chức năng, tránh những hạn chế, sai sót không cần thiết. Những quy định cốt yếu doanh nghiệp cần nắm là:

  • Đối tượng thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng
    • Tổ chức, cá nhân có sản xuất, chế biến hoặc nhập khẩu thực phẩm chức năng từ nước ngoài về để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố thực phẩm chức năng
    • Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Cục an toàn thực phẩm, thì hiện nay Bộ y tế là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và quyết định công bố thực phẩm chức năng khi các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
  • Cách thức nộp hồ sơ công bố thực phẩm chức năng
    • Sau khi các cá nhân/ tổ chức sản xuất hoặc nhập khẩu thực phẩm chức năng, đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu để công bố, sẽ tiến hành gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục an toàn thực phẩm.
  • Các văn bản pháp luật, doanh nghiệp nên tham khảo trước khi làm hồ sơ:
  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm,
  • Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy và 01 bộ hồ sơ pháp lý chung.
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền
  • Thời hạn giải quyết công bố thực phẩm chức năng của Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm có thể kéo dài trong vòng 7 ngày làm việc. Trường hợp tài liệu cung cấp thiếu hoặc không chính xác sẽ kéo dài thêm.
  • Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả thẩm định hồ sơ
  • Sau khi đã kiểm tra, thẩm định và chấp thuận hồ sơ công bố thực phẩm chức năng, Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm sẽ trả lại kết quả dưới dạng văn bản tiếp nhận công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Cá nhân/ tổ chức phải bảo đảm ổn định chất lượng sản phẩm
  • Khi các cá nhân/ tổ chức đã tiến hành công bố tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm chức năng, dù là trực tiếp sản xuất hay nhập khẩu, xuất khẩu các cá nhân/ tổ chức phải cam kết bảo đảm đúng chất lượng như đã công bố.
  • Trách nhiệm trả phí lệ phí
  • Đối với hồ sơ công bố phù hợp theo quy định an toàn thực phẩm, lệ phí là 150.000đ/sản phẩm.
  • Nếu khách hàng muốn tư vấn thêm về cách công bố thực phẩm chức năng mới nhất năm 2021, xin vui lòng liên hệ Hotline: 1800 63 65 để các luật sư của Thịnh Trí tư hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

4. Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của Luật Thịnh Trí

 
Hình  2. Công ty luật TNHH Thịnh Trí

  • Luật Thịnh Trí cam kết tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến các quy trình, thủ tục công bố thực phẩm chức năng theo quy định pháp luật hiện hành, sao cho mang lại lợi ích thiết thực nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ tư vấn các vấn đề sau:
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục công bố thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Nghiên cứu, đánh giá, nhận xét và đưa ra lời khuyên với những yêu cầu, tài liệu mà Quý khách hàng cung cấp.
  • Tiến hành sửa đổi, bổ sung các tài liệu không phù hợp, không chính xác hoặc không đúng quy định pháp luật về mặt hiệu lực.
  • Đưa ra các chỉ tiêu xét nghiệm và trực tiếp gửi mẫu sản phẩm đi xét nghiệm cho Quý khách hàng.
  • Tiến hành hoàn thiện hồ sơ công bố thực phẩm chức năng.
  • Đại diện ủy quyền nộp và theo dõi hồ sơ tại Bộ y tế - Cục an toàn thực phẩm.
  • Nhận Giấy xác nhận của Bộ y tế và trực tiếp bàn giao cho Quý khách hàng.

Tham khảo thêm các bài viết:
Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?

  • Nếu khách hàng muốn tư vấn thêm về cách công bố thực phẩm chức năng mới nhất năm 2021, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365