Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

26/05/2022


QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ
SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2022

  Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ cũng như hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký sở hữu trí tuệ và mức chi phí là những vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Thông qua bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ phân tích những thông tin nêu trên.

 Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

Hình 1. Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký sở hữu trí tuệ.

2. Quy trình đăng ký SHTT năm 2022.

3. Chi phí đăng ký SHTT.

1. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký sở hữu trí tuệ

  Hồ sơ đăng ký SHTT sẽ khác nhau với từng loại hình đăng ký. Chi tiết như sau:

  • Hồ sơ đăng ký SHTT cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật sở hữu trí tuệ 2005;
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Cơ sở pháp lý: Điều 100 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH-2019 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

  • Hồ sơ đăng ký SHTT áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả:
  • Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
  • Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
  • Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
  • Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm;
  • Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả (nếu có);
  • Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân);
  • Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
  • 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

Cơ sở pháp lý: Điều 50 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH-2019 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

  • Hồ sơ đăng ký SHTT với giống cây trồng
  • Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;
  • Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
  • Tài liệu khác như tài liệu chứng minh quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên,...

Cơ sở pháp lý: Điều 174 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH-2019 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

 Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Hình 2. Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ.

2. Quy trình đăng ký SHTT năm 2022

  • Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký quyền SHTT
  • Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký SHTT là rất quan trọng để việc đăng ký có thể đúng theo quy định của pháp luật về SHTT.
  • Ví dụ: Logo, thương hiệu sẽ thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (đăng ký nhãn hiệu) hoặc giải pháp tiết kiệm điện sẽ thuộc đối đối tượng đăng ký sáng chế.
  • Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký SHTT
  • Hiện nay, tương ứng với 03 đối tượng bảo hộ của quyền SHTT sẽ do 03 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền cho chủ đơn đăng ký. Do đó, với mỗi đối tượng chúng ta cần xác định sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nào. Cụ thể như sau:
    • Quyền SHTT đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục SHTT;
    • Quyền SHTT đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;
    • Quyền SHTT đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ SHTT
  • Người nộp đơn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được đề cập tại mục 1 để quá trình đăng ký diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký
  • Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thì tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền SHTT tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trên phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.
  • Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký SHTT từ cơ quan chức năng
  • Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký SHTT. Ví dụ: Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20-28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng,...
  • Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu sót, thông báo dự định từ chối….vv. Do đó, người nộp đơn cần hết sức chú ý để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.
  • Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định đơn đăng ký, Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký SHTT cho sản phẩm đăng ký. Dựa vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.

3. Chi phí đăng ký SHTT

  • Chi phí đăng ký SHTT gồm những gì? Chi phí sẽ bao gồm các chi phí cho từng đối tượng đăng ký cụ thể, khoản phí này sẽ được cơ quan đăng ký quy định (phí này sẽ được gọi chung là phí nhà nước). Ngoài ra, khi khách hàng tiến hành sử dụng dịch vụ đăng ký của công ty cung cấp dịch vụ, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ (gọi chung là phí dịch vụ).
  • Trong 03 đối tượng của SHTT như trên đã phân tích, lệ phí đăng ký cho các đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ là cao nhất so với phí của các đối tượng khác.
    • Ví dụ: Chi phí tối thiểu để đăng ký 01 nhãn hiệu là 1.350.000 VND trong khi đó chi phí tối thiểu để đăng ký 1 bản quyền (quyền tác giả) cho tác phẩm viết là 100.000 VND.
  • Do đối tượng được bảo hộ dưới hình thức SHTT là tương đối nhiều, nên trong bài viết này chúng tôi sẽ không liệt kê chi phí cụ thể của từng đối tượng. Khách hàng quan tâm, có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo phí chi tiết.

Tham khảo thêm bài viết:

Bảo hộ thương hiệu là gì? Tại sao phải bảo hộ thương hiệu?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì? Thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ năm 2022 theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: Luật Thịnh Trí