Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những vấn đề cần biết về việc ủy quyền

Những vấn đề cần biết về việc ủy quyền

04/11/2021


NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ VIỆC ỦY QUYỀN

  Khi soạn thảo nội dung hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự hoặc ký kết hợp đồng. Chúng ta cần biết về giá trị của giấy ủy quyền viết tay và giấy ủy quyền có công chứng, chứng thực hoặc điểm khác biệt giữa hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền và cách sử dụng trong thực tế của hai loại giấy tờ này.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Phân biệt hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền.

Kỹ năng soạn thảo nội dung ủy quyền.

Các tài liệu hai bên cần cung cấp khi thực hiện việc ủy quyền.

Phân biệt hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền:

  • Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền về nguyên tắc là tương đồng nhau về mặt mục đích sử dụng và nội dung soạn thảo, cùng một nội dung ủy quyền bạn có thể đặt tên là hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền sẽ không làm mất đi giá trị pháp lý của việc ủy quyền. Đây chính là lý do về cách sử dụng trên thực tế có thể phân biệt chúng như sau
  • Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; đối với giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương). Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Theo đó, nếu sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
  • Trường hợp lập giấy ủy quyền nhưng lại có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết.

Ảnh minh hoạ
Những vấn đề cần biết về việc ủy quyền.

Kỹ năng soạn thảo nội dung ủy quyền:

  • Nội dung ủy quyền (hợp đồng hoặc giấy ủy quyền) thường có các điều khoản sau:
  • Thông tin của bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền.
  • Phạm vi ủy quyền và một số thỏa thuận liên quan đến công việc được ủy quyền.
  • Thời hạn ủy quyền và các trường hợp gia hạn thời hạn ủy quyền, chấm dứt việc ủy quyền.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.
  • Cam đoan của các bên và các thỏa thuận khác về: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng ủy quyền ký kết, số lượng và giá trị của các bản hợp đồng ủy quyền ký kết giữa hai bên (nhiều trường hợp các bên ký nhiều hợp đồng ủy quyền cho cùng một công việc).

Các tài liệu hai bên cần cung cấp khi thực hiện việc ủy quyền:

  • Hồ sơ, tài liệu bên ủy quyền cần cung cấp: 
  • Trong trường hợp bên ủy quyền là hai vợ chồng, cần có các giấy tờ sau:
  1. CMND/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân của bên ủy quyền (cả vợ và chồng).
  2. Sổ hộ khẩu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng).
  3. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền (đăng ký kết hôn).
  4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nhà, đất, ôtô …) hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (giấy đăng ký kinh doanh, giấy mời, giấy triệu tập…).
  5. Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại (nếu có).
  • Trong trường hợp bên ủy quyền là cá nhân một người, cần có các giấy tờ sau:
  1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân), bản án ly hôn + giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đã ly hôn).
  2. Chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu vợ hoặc chồng đã chết).
  3. Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia tài sản, bản án phân chia tài sản).
  • Trong trường hợp bên ủy quyền là pháp nhân, cần có thêm các giấy tờ sau:
  1. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân.
  2. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền;
  3. CMND/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân (nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao có chứng thực).
  • Hồ sơ tài liệu bên nhận ủy quyền cần cung cấp:
  1. CMND/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân của bên nhận ủy quyền.
  2. Sổ hộ khẩu của bên nhận ủy quyền.
  3. Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền.
  • Nên gửi trước thông tin để Văn phòng công chứng soạn thảo hợp đồng ủy quyền trước, sau đó mang các tài liệu này đến phòng công chứng để ký tên, điểm chỉ, đóng dấu là xong.

Tư vấn những vấn đề cần biết về việc ủy quyền
Tư vấn những vấn đề cần biết về việc ủy quyền.

Tham khảo thêm:
Nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần .
Những trường hợp không phải bồi thường thiệt hại.
Hành vi bán chui cổ phiếu là gì?.
Một số điều cần biết về bảo lãnh.

  • Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365