Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Nguyên tắc bình đẳng khi ly hôn

Nguyên tắc bình đẳng khi ly hôn

15/03/2022


NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG KHI LY HÔN

Tư vấn phân chia tài sản chung khi ly hôn

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn phân chia tài sản chung khi ly hôn

  Nguyên tắc bình đẳng vợ chồng là một nguyên tắc cơ bản định hướng cho hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam. Nguyên tắc này được hình thành giữa trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng nam nữ có từ những ngày đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta. Do đó, có thể xem đây là một vấn đề có ý nghĩa về mặt pháp lý vô cùng quan trọng. Vậy nguyên tắc bình đẳng khi ly hôn được thể hiện ra sao? Hãy cùng luật Thịnh Trí theo dõi bài viết dưới đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là gì?

2. Nội dung của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi ly hôn.

Vợ chồng bình đẳng về quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

Vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với con sau khi ly hôn.

Vợ chồng bình đẳng về tài sản chung sau khi ly hôn.

1. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là gì?

  • “Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng” là một tư tưởng chỉ đạo của nhà nước ta, đây là cơ sở để định hướng cho hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình. Qua đó, vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau về những quyền và nghĩa vụ phát sinh trong đời sống, quan hệ vợ chồng. Sự bình đẳng được thể qua việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc các vấn đề liên quan đến tài sản chung, vấn đề nhân thân của hai người. Nguyên tắc này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong mối quan hệ hôn nhân, bảo đảm được mối quan hệ vợ chồng được duy trì một cách tốt nhất.

2. Nội dung của nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi ly hôn

Vợ chồng bình đẳng về quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn

  • Trong quá trình sống với nhau, khi tính cảm của vợ chồng không còn tồn tại, sẽ thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn, lục đục đến mức hôn nhân lầm vào tình trạng trầm trọng, đời sống vợ chồng không thể kéo dài. Việc này dẫn đến các trường hợp vợ hoặc chồng sẽ có những hành vi bạo lực gia đình, những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Trong trường hợp này, vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền ngang nhau về việc yêu cần Tòa án giải quyết ly hôn, nhằm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Như vậy có thể thấy sự bình đẳng được thể hiện qua việc, vợ chồng đều có thể nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án mà không cần phải có điều kiện bắt buộc là đối phương phải đồng ý ly hôn, tuy nhiên người nộp đơn trong trường hợp đơn phương xin ly hôn phải có chứng cứ chứng minh mâu thuẫn vợ chồng đang trong tình trạng trầm trọng và không thể tiếp tục chung sống với nhau.
  • Ngoài ra, hiện nay có xảy ra rất nhiều trường hợp vợ chồng ly thân hoặc do mâu thuẫn trong hôn nhân mà một trong hai bên bỏ đi không có tin tức, tuy nhiên người còn lại muốn ly hôn nhưng lại không thể ly hôn vì không biết vợ hoặc chồng mình đang ở đâu. Để bảo đảm cho nguyên tắc bình đẳng, Luật Hôn nhân và gia đình đã có quy định như sau: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn (căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
  • Mặt khác, nguyên tắc bình đẳng này sẽ có trường hợp ngoại lệ, đó là hạn chế quyền ly hôn đơn phương của người chồng. Trường hợp này được áp dụng khi người vợ đang có thai, sinh con, hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi (căn cứ Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Tham khảo thêm: Lý do nào để Tòa án chấp nhận thủ tục đơn phương ly hôn?

Vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với con sau khi ly hôn

 Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

  • Nguyên tắc bình đẳng khi ly hôn còn được thể hiện qua việc vợ chồng có quyền và nghĩa đối với con ngang nhau khi ly hôn.
  • Sự bình đẳng này được thể hiện ở việc hai vợ chồng sẽ tự quyết định với nhau về vấn đề ai là trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tòa án sẽ xem xét việc thỏa thuận người trực tiếp nuôi con của vợ chồng, nếu như thỏa thuận đó hợp lý thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó.
  • Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận được việc nuôi con hoặc có thoả thuận, nhưng Tòa xét không thể bảo vệ được quyền và lợi ích của con thì trong trường hợp này Tòa án sẽ là người đưa ra quyết định về người trực tiếp nuôi dưỡng con. Quyết định này sẽ dựa trên các tiêu chí sau: điều kiện kinh tế, đạo đức, hoàn cảnh công tác của mỗi bên vợ, chồng; đồng thời xem xét tình cảm gắn bó giữa đứa con với cha, mẹ của mình. Trong trường hợp con từ đủ 7 tuổi thì Tòa sẽ xem xét nguyện vọng của con.
  • Bình đẳng còn được thể hiện quan nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Người không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền nuôi con của mình; mặt khác, người trực tiếp nuôi con không được có những hành động cản trở việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người không trực tiếp nuôi con. Quyền trực tiếp nuôi con có thể thay đổi khi có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không đủ khả năng nữa.

Vợ chồng bình đẳng về tài sản chung sau khi ly hôn

  • Pháp luật hôn nhân và gia đình luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Có rất nhiều trường hợp trên thực tế Tòa án không can thiệp vào việc phân chia tài sản giữa hai vợ chồng khi tiến hành ly hôn. Tòa án chỉ can thiệp khi cái bên có tranh chấp, hai vợ chồng không thể thỏa thuận được và có yêu cầu giải quyết việc phân chia tài sản.
  • Trong trường hợp này tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi tính đến các yếu tố sau: công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; hoàn cảnh của vợ, chồng; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong kinh doanh, sản xuất, nghề nghiệp của các bên để tạo điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập; căn cứ vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng.
  • Quy định này đã thể hiện rất rõ sự bình đẳng giữa vợ chồng trọng việc sở hữu tài sản chung. Bởi trên thực tế, không phải bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng có công sức đóng góp vào việc tạo lập và phát triển tài sản chung như nhau. Vậy nên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng nguyên tắc chia đôi mà cần phải xét các yếu tố khác.
  • Ví dụ: Người chồng có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình dẫn đến phá sản thì Tòa án sẽ xét đến yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung; nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và con chưa thành niên.

Tham khảo thêm:

Mức phạt đối với hành vi bạo lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào?
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày nguyên tắc bình đẳng vợ chồng khi ly hôn và sự thể hiện của nguyên tắc này trên thực tế. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Khuyến cáo, bài viết này sẽ mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách hàng có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ trực tiếp chúng tôi để được các Luật sư hỗ trợ nhanh chóng:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365