Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn

Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn

22/01/2022


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ
TRƯỚC VÀ SAU KHI KẾT HÔN

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Nam và nữ cần đáp ứng điều kiện gì để được kết hôn?

2. Những trường hợp bị cấm kết hôn.

3. Đăng ký kết hôn ở đâu?

4. Tài sản chung của vợ chồng.

5. Tài sản có thể được chia đôi khi ly hôn.

6. Tái hôn với vợ/chồng cũ, phải đăng ký kết hôn lại.

Những điều cần biết trước khi kết hôn

Những điều cần biết trước khi kết hôn (ảnh minh họa)

  Khi đã đủ trưởng thành và gặp được người mình mong muốn thì nhiều người sẽ nghĩ đến việc kết hôn. Vì vậy, kết hôn được xem là một sự kiện trọng đại nhất của cuộc đời mỗi người. Sau đây là những quy định quan trọng cần biết trước và sau khi kết hôn.

1. Nam và nữ cần đáp ứng điều kiện gì để được kết hôn?

  • Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
  • Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn giữa nam và nữ và do các bên tự nguyện quyết định;
  • Việc kết hôn giữa nam và nữ không thuộc vào những trường hợp bị cấm kết hôn.
  • Ngoài ra, hôn nhân giữa những người cùng giới tính không được nhà nước thừa nhận.

2. Những trường hợp bị cấm kết hôn

  • Không thuộc vào những trường hợp bị cấm kết hôn là một trong những điều kiện để có thể được kết hôn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì những trường hợp bị cấm kết hôn gồm:
  • Nam và nữ kết hôn giả tạo;
  • Lừa dối kết hôn, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn;
  • Người chưa có vợ, chồng mà kết hôn với người đang có vợ, có chồng hoặc người đang có chồng, có vợ mà kết hôn với người khác;
  • Những người có cùng dòng máu về trực hệ kết hôn với nhau; những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau; Con ruột kết hôn với cha, mẹ; con nuôi kết hôn với những người từng là mẹ, cha nuoi, con dâu kết hôn với cha chồng, con rể kết hôn với mẹ vợ, con riêng của vợ kết hôn với cha dượng, con riêng của chồng kết hôn với mẹ kế.

3. Đăng ký kết hôn ở đâu?

  • Khoản 5, 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình nêu rõ:
  • Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa năm và nữ theo quy định của Luật này về đăng ký kết hôn và điều kiện kết hôn.
  • Khi nam, nữ đã thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền  những nam hoặc nữ hoặc cả nam, nam vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật này thì việc kết hôn này là kết hôn trái pháp luật.
  • Như vậy, có thể hiểu nam và nữ kết hôn với nhau được xem là đúng luật nếu như đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
  • Theo đó, Luật Hộ tịch 2014 quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn, cụ thể như sau:
  • Trong trường hợp nam, nữ là công dân Việt Nam thì thực hiện đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Trong đó, Ủy ban nhân dân cấp xã này là nơi cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú của) của hai bên nam, nữ.
  • Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn sẽ được thực hiện ở Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong đó, những yếu tố nước ngoài bao gồm:
  • Việc kết hôn giữa người nước ngoài và công dân Việt Nam.
  • Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và công dân Việt Nam tạm trú hoặc thường trú ở trong nước.
  • Việc kết hôn tại Việt Nam giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam.
  • Việc kết hôn giữa người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và có nhu cầu đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Khi đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) của một trong các bên thực hiện đăng ký kết hôn.
  • Lưu ý:
  • Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền được nêu trên thì sẽ thực hiện việc hủy bỏ, thu hồi giấy chứng nhận kết hôn khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Ngoài ra, yêu cầu hai bên thực hiện lại về việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù các bên đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì quan hệ hôn nhân vẫn được xác lập từ ngày mà nam, nữ đăng ký kết hôn trước đó.

4. Tài sản chung của vợ chồng

  • Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
  • Tài sản chung của vợ chồng là tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung hoặc vợ chồng được thừa kế chung và những tài sản khác được thỏa thuận bởi vợ chồng. Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng còn là tài sản do vợ. chồng thu nhập, tạo ra bởi việc kinh doanh hoặc hoạt động sản xuất, lao động hoặc thu nhập từ lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
  • Trừ trường hợp quyền sử dụng đất của vợ chồng có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng hoặc được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng thì quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn sẽ là tài sản chung của vợ chồng.
  • Tài sản chung được dùng để thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng, bảo đảm nhu cầu của gia đình khi tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
  • Trong trường hợp vợ chồng đang xảy ra tranh chấp về tài sản nhưng vợ, chồng không có đủ căn cứ để chứng minh cho rằng tài sản đó là tài sản riêng thì được coi là tài sản chung.

 Sau khi ly hôn cần biết những điều gì?

Sau khi ly hôn cần biết những điều gì? (ảnh minh họa)

5. Tài sản có thể được chia đôi khi ly hôn

  • Vợ chồng khi ly hôn có thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng sẽ tính đến những yếu tố sau đâu:
  • Hoàn cảnh của gia đình vợ, chồng và hoàn cảnh của gia đình;
  • Công sức của vợ chồng về việc đóng góp, duy trì, phát triển và tạo lập đối với khối tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, lao động của chồng, vợ trong gia đình vẫn được coi là lao động có thu nhập giống như những trường hợp lao động khác;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ, chồng đối với việc nghề nghiệp và hoạt động kinh doanh, sản xuất để vợ, chồng có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của vợ, chồng trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ.

6. Tái hôn với vợ/chồng cũ, phải đăng ký kết hôn lại

  • Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình và những văn bản khác vẫn chưa có quy định cụ thể về việc tái hôn, tuy nhiên, khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình quy định trong trường hợp vợ chồng đã ly hôn thì phải đăng ký kết hôn nếu như muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng.

Xem thêm:

Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Một số vấn đề liên quan đến việc kết hôn.
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.

  • Trên đây là nội dung Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.