Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Một số cách giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần biết

Một số cách giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần biết

22/06/2022


MỘT SỐ CÁCH GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẠN CẦN BIẾT

Một số cách giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần biết

Một số cách giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần biết (Ảnh minh họa).

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Tranh chấp đất đai là gì.

2. Hòa giải - giải quyết tranh chấp đất đai.

2.1 Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở.

2.2 Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã.

3. Đề nghị UBND cấp huyện/cấp tỉnh giải quyết tranh chấp.

4. Khởi kiện giải quyết tại Tòa án nhân dân.

4.1 Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai.

4.2 Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân.

  Tranh chấp đất đai luôn là đề tài nóng hổi và được nhiều người quan tâm tại Việt Nam. Để giải quyết các tranh chấp đất đai, người ta thường nghĩ đến việc khởi kiện ra Tòa án mà đôi khi quên mất một số phương pháp như hòa giải... Nếu bạn quan tâm đến các phương pháp giải quyết tranh chấp về đất đai thì tuyệt đối không nên bỏ qua bài viết này!

1. Tranh chấp đất đai là gì?

  • Theo quy định tại khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013:

"Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai".

  • Nghĩa là, tranh chấp đất đai chỉ bao gồm việc tranh giành quyền, nghĩa vụ giữa hai hay nhiều chủ thể có liên quan về đất đai. Cụ thể là những tranh chấp nhằm xác định ai mới là người có quyền sử dụng đất chính đáng. Việc xác định loại tranh chấp là căn cứ để xác định thủ tục và phương pháp giải quyết phù hợp.
  • Tranh chấp không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai như: tranh chấp giữa vợ chồng về tài sản chung là quyền sử dụng đất, tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất… Những tranh chấp này chỉ là tranh chấp liên quan đến đất đai chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự.
  • Nếu tình huống của bạn được xác định là tranh chấp đất đai có thể tiến hành áp dụng giải quyết theo các phương pháp sau trong bài viết này.

2. Hòa giải - giải quyết tranh chấp đất đai:

2.1 Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở:

  • Căn cứ theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013:

“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”

  • Hòa giải là hình thức xử lý đẹp lòng đôi bên, cho phép các bên tự thỏa thuận với nhau. Cách thức giải quyết này, được Nhà nước Việt Nam khuyến khích áp dụng nhưng đôi khi bị các bên quên lãng vì tranh chấp thường xảy ra khi các bên không thể tìm thấy tiếng nói chung.
  • Ngoài ra, kết quả giải quyết tranh chấp đất đai khi áp dụng phương pháp này không có tính chất ràng buộc các bên phải thực hiện mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên. Dẫn đến nhiều bên “lật lọng”, không thực hiện giống thỏa thuận ban đầu.

2.2 Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã:

  • Theo quy định tại khoản 2, Điều 202 Luật Đất đai năm 2013:

“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”

  • Tranh chấp đất đai nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì sẽ bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện ra Tòa án. Nếu trường hợp của bạn thuộc tranh chấp đất đai chưa tiến hành hòa giải tại UBND sẽ bị trả đơn về để tiến hành hòa giải trước.
  • UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất sẽ đứng ra hòa giải, nếu hòa giải thành thì kết thúc việc giải quyết tranh chấp đất đai. Nhưng nếu hòa giải không thành thì tùy vào trường hợp mà có cách giải quyết khác nhau như khởi kiện ra Tòa án hoặc đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết.
  • Đối với các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như giao dịch bất động sản, quyền thừa kế bất động sản…thì không bắt buộc hòa giải tại UBND cấp huyện. Tuy nhiên, các bên tranh chấp trong trường hợp này vẫn có quyền yêu cầu hòa giải nếu có mong muốn.

3. Đề nghị UBND cấp huyện/cấp tỉnh giải quyết tranh chấp:

  • Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 203 Luật đất đai 2013, các tranh chấp mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì có thể lựa chọn giải quyết theo hình thức:
  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền. Nếu là tranh chấp phát sinh giữa hộ gia đình/cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện.
  • Lưu ý: Trường hợp đã giải quyết nhưng không đồng ý với kết quả thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc đâm đơn khởi kiện tại Tòa án theo quy định tố tụng hành chính.
  • Làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

4. Khởi kiện giải quyết tại Tòa án nhân dân:

 Khởi kiện giải quyết tại Tòa án nhân dân

Khởi kiện giải quyết tại Tòa án nhân dân (Ảnh minh họa).

  • Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 203 Luật đất đai năm 2013, các tranh chấp được phép đưa đơn khởi kiện để giải quyết tại Tòa án nhân dân bao gồm:
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một số loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng…
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ yêu cầu chứng minh quyền sử dụng đất tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013.

4.1 Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai:

  • Người khởi kiện phải có quyền khởi kiện tranh chấp;
  • Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân;
  • Tranh chấp đất đai chưa được cơ quan khác giải quyết;
  • Tranh chấp đất đai đã được hòa giải thành tại UBND cấp xã.

4.2 Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân:

  • Căn cứ theo khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện gồm:
  • Đơn khởi kiện theo mẫu;
  • Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã/phường/thị trấn và có chữ ký của các bên tranh chấp;
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Hộ khẩu, CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;
  • Các danh mục, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Sau đó, bạn nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang xảy ra tranh chấp để được xem xét, thụ lý. Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Tham khảo thêm:
Những vấn đề cần lưu ý khi ký kết Hợp đồng đặt cọc.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?

  • Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về cách giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.