Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xử lý như thế nào?

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xử lý như thế nào?

24/08/2021


CÂU HỎI:

  •   Ông A là công chức Nhà nước  làm hơn 30 năm, không phải là Đảng viên,  Ông A bị tòa tuyên 1 năm tù cho hưởng án treo về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” Theo quy định của pháp luật thì cơ quan sẽ xử lý ông A như thế nào? Buộc thôi việc? Đi làm tiếp? Hoặc xử như thế nào?
  •   Trường hợp ông A nộp đơn xin thôi việc đơn này có được cơ quan chấp nhận hay không? Các chế độ về lương hưu, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động ông A có được hưởng?
  •   Các căn cứ pháp pháp lý quy định về các vấn đề trên?

TRẢ LỜI

  •   Ông A bị tòa tuyên 1 năm tù cho hưởng án treo về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” Xét về mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:Trường hợp của ông A “tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác” do đó mức độ vi phạm của ông A là nghiêm trọng – Khoản 2 Điều 6 NĐ 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật CB,CC
  •   Cơ quan sẽ xử lý ông A
  •   +Nếu ông A (không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý) ông A có thể đối mặt với hình thức kỷ luật “hạ bậc lương”- điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 79 luật sđ bs luật CB,CC 2019, hoặc “cảnh cáo”  Khoản 2 Điều 9 NĐ 112/2020/NĐ-CP
    • Không có quy định về việc buộc ông A thôi việc, do đó ông A có thể đi làm
  •   +Nếu ông A (giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm , ông A sẽ bị kỷ luật theo hình thức “giáng chức, cách chức” theo điểm d, đ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều Điều 79 luật sđ bs luật CB,CC 2019
    • Không có quy định về việc buộc ông A thôi việc, do đó ông A có thể đi làm công chức bình thường
  •   Nếu ông A nộp đơn thôi việc thì cơ quan sẽ giải quyết cho ông A chấp nhận cho ông A thôi việc, thì ông A vẫn được hưởng chế độ thôi việc và được hưởng chế độ BHXH tương đương thời gian đã đóng.
  •   Chỉ trừ trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc mới không được hưởng chế độ thôi việc, nhưng người này vẫn được các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật - Khoản 2 Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP

CỤ THỂ CHI TIẾT

  •   1/Ông A là công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức năm 2019 (luật sđ bs luật CB, CC 2019) thì ông A phải:
  •   +Có các nghĩa vụ: “Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”- khoản 4 Điều 8 Luật CB CC 2008
  •   + Trong thi hành công vụ ông A có các nghĩa vụ: “2. …báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; …”; 4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.; …6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.  - Khoản 2, khoản 4, khoản 6 Điều 9 luật CBCC 2008
  •   2/ Những việc CB, CC không được làm:

“....Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.” – Điều 20 luật CB,CC 2008

  •   3/ Các hành vi bị xử lý kỷ luật Điều 6 NĐ 112/2020 về xử lý kỷ luật CB,CC

  “1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; ....hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.”

  •   Xét về mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:Trường hợp của ông A “tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác” do đó mức độ vi phạm của ông A là nghiêm trọng – Khoản 2 Điều 6 NĐ 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật CB,CC
  •   4/ Các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức  (Điều 7 NĐ 112/2020/NĐ-CP):
  •   +Là công chức không giữ chức danh quản lý : a) Khiển trách. b) Cảnh cáo. c) Hạ bậc lương. d) Buộc thôi việc
  •   +Là công chức giữ chức danh quản lý: a) Khiển trách.b) Cảnh cáo.c) Giáng chức.d) Cách chức.đ) Buộc thôi việc.
  •   5/ Khi ông A vi phạm nghĩa vụ, và làm những điều mà công chức không được làm nêu trên, (cụ thể: ông A đã bị TAND ra BAST về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đã  bị tòa tuyên 1 năm tù cho hưởng án treo, thì:
  •   -Nếu ông A (không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý) ông A có thể đối mặt với hình thức kỷ luật “hạ bậc lương”- điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 79 luật sđ bs luật CB,CC 2019, hoặc “cảnh cáo”  Khoản 2 Điều 9 NĐ 112/2020/NĐ-CP
  •   - Nếu ông A (giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm , ông A sẽ bị kỷ luật theo hình thức “giáng chức, cách chức” theo điểm d, đ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều Điều 79 luật sđ bs luật CB,CC 2019
  •   -Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật:
  •   + 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; - điểm a khoản 1 Điều 80 luật sđ, bs luật CB,CC 2019
  •   + 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.- Điểm b khoản 1 Điều 80 luật sđ, bs luật CB,CC 2019
  • 6/ Về các chế độ, BHXH sau khi thôi việc
  •   Khoản 2 Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức thì chỉ có “Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”