Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Các tình tiết “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” và “Có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”, “Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp” quy định tại Điều 175 BLHS được hiểu như thế nào?

Các tình tiết “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” và “Có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”, “Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp” quy định tại Điều 175 BLHS được hiểu như thế nào?

30/08/2021


Câu hỏi:

  •   Các tình tiết “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” và “Có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”, “Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp” quy định tại Điều 175 BLHS được hiểu như thế nào? “Thủ đoạn gian dối” trong hình sự, trong giao dịch dân sự khác nhau như thế nào?

Trả lời:

  •   - “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” được hiểu là trốn khỏi nơi cư trú và che giấu nơi ở hiện tại với mục đích chiếm đoạt tài sản.
  •   - Có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” được hiểu là người phạm tội có tài sản (đất đai, nhà cửa, phương tiện…) để trả cho người cho vay, cho thuê nhưng cố ý không trả khi đã hết hạn trả lại tài sản vay và người cho vay, cho thuê đã đòi nhiều lần.
  •   - “Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp” được hiểu là sử dụng tài sản đó trái với quy định của pháp luật. Ví dụ: Đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, sản xuất tiền giả…
  •  -  Điểm khác biệt cơ bản giữa “Thủ đoạn gian dối” trong vụ án hình sự và “Thủ đoạn gian dối” trong giao dịch dân sự là về mục đích, theo đó gian dối trong vụ án hình sự là nhằm chiếm đoạt tài sản, còn gian dối trong dân sự nhằm vào những mục đích khác, như để kéo dài thời gian trả tài sản cho người cho vay, cho mượn hoặc cho thuê.