Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là như thế nào?

Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là như thế nào?

14/10/2021


HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN
ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP LÀ NHƯ THẾ NÀO?

    Trong quá trình kinh doanh hiện này, chúng ta thường xuyên nhìn thấy việc các doanh nghiệp bị đối thủ của mình cạnh tranh làm nhái, làm giả các sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là làm nhái các kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, vậy hành vi như thế nào được coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.


Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Tại Điều 126, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng công nghệ như sau.

Bên cạnh đó, để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, tại Điều 12 Thông tư 11/2015/TT- BKHCN quy định.

Tại Điều 126, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng công nghệ như sau:

  • Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
  • Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
  1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
  2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.
  • Theo Khoản 2, Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về việc “sử dụng kiểu dáng công nghiệp” gồm các hành vi sau:

“a) Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;

b) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này;

c) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.”

Bên cạnh đó, để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, tại Điều 12 Thông tư 11/2015/TT- BKHCN quy định:

Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là như thế nào?
Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là như thế nào?

“Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 10 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:

1. Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

2. Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét về bản chất được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.

3. Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.

4. Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.”

  • Trước tình hình vi phạm ngày càng trở nên rộng rãi, tinh vi, việc bảo vệ quyền Kiểu dáng công nghiệp rất cần sự chung tay của toàn xã hội. Tuy vậy, bản thân doanh nghiệp phải là người chủ động trong việc bảo vệ quyền Kiểu dáng công nghiệp của mình. Đầu tiên, doanh nghiệp phải có ý thức đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm do mình sản xuất ra. Tiếp theo, khi đối mặt với hành vi vi phạm quyền Kiểu dáng công nghiệp của mình, doanh nghiệp phải tiến hành ngay các công việc cần thiết để yêu cầu cơ quan thực thi xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Tham khảo thêm các bài viết:
Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?

  • Trên đây là nội dung Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.