Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Có thể ly hôn theo hình thức nào? 02 Lý do chính dẫn đến việc ly hôn tại Việt Nam

Có thể ly hôn theo hình thức nào? 02 Lý do chính dẫn đến việc ly hôn tại Việt Nam

22/01/2022


CÓ THỂ LY HÔN THEO HÌNH THỨC NÀO?
02 LÝ DO CHÍNH DẪN ĐẾN VIỆC LY HÔN TẠI VIỆT NAM

Tư vấn các hình thức ly hôn

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các hình thức ly hôn

  Kết hôn là do sự tự nguyện giữa hai bên vợ, chồng mong muốn đạt được mục đích hôn nhân. Tuy nhiên, khi hôn nhân không đạt được mục đích, vợ chồng rơi vào tình trạng bế tắc, không thể cứu vãn; thì ly hôn là một phương án khả thi nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Vậy pháp luật quy định bao nhiêu hình thức ly hôn? Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ly hôn.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Ly hôn là gì? Có cần trải qua giai đoạn ly thân trước khi quyết định ly hôn?

2. Có bao nhiêu hình thức ly hôn hiện nay?

3. Hai nguyên nhân đã đến ly hôn phổ biến nhất ở Việt Nam.

1. Ly hôn là gì? Có cần trải qua giai đoạn ly thân trước khi quyết định ly hôn?

  • Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình định nghĩa về ly hôn như sau: Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Theo đó, ta có thể hiểu, khi một bản án hay quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân của vợ, chồng sẽ chấm dứt. Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân giữa vợ, chồng, cụ thể: Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt kể từ ngày quyết định, bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Có thể thấy, việc chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ xảy ra khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn và việc ly hôn đã được Tòa án xem xét, tiến hành giải quyết, ra bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật; khi đó quan hệ hôn nhân vợ, chồng mới thực sự chấm dứt.
  • Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng, quan hệ hôn nhân của vợ, chồng đã chấm dứt để từ thời điểm 2 người tiến hành ly thân. Bởi khi đó 2 người vợ, chồng không còn sống chung với nhau, tình cảm giữa 2 bên chấm dứt, thì đồng nghĩa với việc quan hệ hôn nhân giữa họ đã chấm dứt. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định nào nào liên quan đến việc ly thân là chấm dứt quan hệ hôn nhân. Vậy nên, muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân thì cả hai phải được Tòa án xem xét, giải quyết và ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Đồng thời pháp luật không có quy định nào bắt buộc vợ, chồng phải tiến hành ly thân trước khi ly hôn.

2. Có bao nhiêu hình thức ly hôn hiện nay?

 Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ly hôn

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ly hôn

  • Theo định nghĩa về ly hôn phía trên, có thể thấy, kết quả của việc ly hôn sẽ bao gồm: một là bản án có hiệu lực, hai là quyết định ly hôn có hiệu lực.
  • Trong đó, theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quyết định là một kết quả khi Tòa án đã xem xét, giải quyết việc dân sự, còn bản án là kết quả khi Tòa án đã giải quyết xong vụ án dân sự.
  • Đồng thời, theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hiện có 02 hình thức ly hôn bao gồm:
  • Hình thức thuận tình ly hôn
  • Hình thức thuận tình ly hôn là vợ, chồng đều có mong muốn được ly hôn, cả hai cùng nhau quyết định việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và đã thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung, nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái, người trực tiếp nuôi con. Theo đó, khi tiến hành làm đơn xin ly hôn thuận tình, bắt buộc phải có chữ ký của vợ và chồng.
  • Hình thức ly hôn đơn phương
  • Hình thức ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đây là một hình thức ly hôn mà một trong hai người vợ hoặc chồng thấy cuộc sống hôn nhân của mình không đạt được mục đích, không thể tiếp tục duy trì, quan hệ hôn nhân lâm vào trầm trọng hoặc có bạo lực gia đình xảy ra và một trong hai người có yêu cầu được đơn phương ly hôn.

  Tham khảo thêm: Lý do nào để Tòa án chấp nhận thủ tục đơn phương ly hôn?

3. Hai nguyên nhân đã đến ly hôn phổ biến nhất ở Việt Nam

  Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vợ phải chấm dứt quan hệ vợ, chồng hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến việc ly hôn tại Việt Nam và nguyên nhân này cũng dễ được Tòa án chấp nhận, tiến hành giải quyết việc ly hôn cho các cặp đôi.

  • Nguyên nhân thứ nhất, ly hôn là do ngoại tình
  • Tỷ lệ ngoại tình hiện nay đang ngày một gia tăng, đây được xem là vấn nạn giữa các cặp vợ, chồng. Và cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc ly hôn giữa các cặp vợ, chồng.
  • Xét trên phương diện tình cảm, vốn dĩ nam nữ kết hôn với nhau chỉ mong muốn đạt được mục đích là xây dựng một gia đình hạnh phúc với người mình yêu thương. Tuy nhiên, nếu một trong hai người ngoại tình thì mục đích này không đạt được nữa, tình cảm hoàn toàn bị phá vỡ, thì việc ly hôn là điều đương nhiên.
  • Xét trên phương diện pháp luật, hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ yêu thương, chung thủy của tình nghĩa vợ, chồng được nêu cụ thể tại Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Ngoại tình là một trong những hành vi bị cấm tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
  • Vậy nên, ngoại tình không chỉ là một nguyên nhân chính đáng để Tòa án quyết định tiến hành ly hôn cho vợ, chồng. Mà khi một trong hai người vợ hoặc chồng ly hôn dẫn đến chấm dứt quan hệ hôn nhân thì người đó sẽ gặp bất lợi trong quá trình phân chia tài sản và nuôi dưỡng con cái.
  • Thậm chí, tùy theo mức độ, hậu quả của hành vi ngoại tình gây ra mà người ngoại tình còn bị xử phạt hành chính với mức xử phạt là 05 triệu đồng hoặc phạt tù đến 03 năm.
  • Nguyên nhân thứ hai, ly hôn là do bạo lực gia đình
  • Ngoài nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc ly hôn là ngoại tình, thì nguyên nhân phổ biến thứ hai là bạo lực gia đình, đây là một lý do mà nhiều cặp vợ, chồng ly hôn gặp phải. Căn cứ Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, thì hành vi được xem là bạo lực gia đình gồm:
  • Hành vi hành hạ, đánh đập, ngược đãi, cố ý xâm phạm sức khỏe tính mạng của vợ hoặc chồng.
  • Hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của vợ hoặc chồng.
  • Đồng thời, căn cứ theo Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về việc ly hôn đơn phương thì hành vi bạo lực gia đình khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống vợ chồng không thể kéo dài,… thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi hòa giải không thành.
  • Người có hành vi bạo lực gia đình thì tùy vào mức độ hậu quả của hành vi mà có thể xử phạt từ 1,5 triệu đồng hoặc phạt tù 05 và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Tham khảo thêm:
Sau ly hôn, vi phạm quy định về nghĩa vụ, quyền nuôi con bị phạt thế nào?
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

  • Bìa viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã chia sẻ một số quy định pháp luật liên quan đến việc ly hôn, hình thức ly hôn và nguyên nhân phổ biến dẫn đến ly hôn.  Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề ly hôn, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365