Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / 7 việc doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cần làm

7 việc doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cần làm

22/07/2022


7 VIỆC DOANH NGHIỆP
SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CẦN LÀM

7 việc doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cần làm

Hình 1. Luật Thịnh Trí - 7 việc doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cần làm.

  • Sau khi doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh, sẽ có khá nhiều việc buộc hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập phải làm, nhưng đa phần các doanh nghiệp đều thiếu sót, dẫn đến việc xử phạt không nên có. Trong bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày 07 việc cần làm sau khi doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Nộp hồ sơ kê khai thuế.

2. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng.

3. Mua chữ ký số.

4. Treo bảng hiệu công ty.

5. Làm thủ tục phát hành hóa đơn.

6. Hoàn thiện điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn.

1. Nộp hồ sơ kê khai thuế:

  • Hồ sơ khai thuế ban đầu là một bước không thể bỏ qua đối với doanh nghiệp mới thành lập.
  • Chi tiết hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:
  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp;
  • Quyết định việc bổ nhiệm kế toán cho doanh nghiệp;
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
  • Tờ khai lệ phí môn bài (tờ khai lệ phí môn bài có thể tiến hành nộp qua mạng);
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
  • Hồ sơ trên doanh nghiệp tiến hành nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Lưu ý: Với kinh nghiệm hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp, Luật Thịnh Trí đúc kết cho doanh nghiệp 04 kinh nghiệm thực tiễn khi làm hồ sơ kê khai thuế ban đầu, cụ thể:
  • Về vấn đề hồ sơ: Tờ khai lệ phí môn bài chính là việc quan trọng nhất doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện, các hồ sơ còn lại sẽ tùy vào Chi cục thuế mà doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện sau. Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (gọi chung là tổ chức) thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức phạt chậm nộp tờ khai thuế và tiền lệ phí môn bài, cụ thể:

Mức phạt chậm nộp tờ khai thuếCông thức tính mức phạt chậm nộp tiền lệ phí môn bài, cụ thể:

Số tiền phạt = Số tiền chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp

(Theo Thông tư 130/2016/TT-BTC)

  • Quy định về miễn lệ phí môn bài: Doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (Nghị định 22/2020/NĐ-CP).
  • Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 25/02/2020: Thì thời hạn nộp tờ khai và nộp tiền lệ phí môn bài là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh được thể hiện tại mục Thông tin đăng ký thuế trên giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp).
  • Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Nếu doanh nghiệp được thành lập vào những ngày cuối tháng, thì nên tiến hành đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh là ngày đầu của tháng sau để giảm bớt được lượng hồ sơ, thủ tục liên quan đến thuế.

2. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng:

  • Hiện nay, tài khoản ngân hàng đã mang lại nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc tiến hành vấn đề nộp thuế hay thực hiện các giao dịch liên quan đến kinh doanh. Ngoài ra, với quy định pháp luật bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên thì phải mở tài khoản cũng là một việc mà doanh nghiệp phải tiến hành làm.
  • Sau khi doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng, trong vòng 10 ngày, doanh nghiệp phải thông báo lên Sở kế hoạch và đầu tư để nắm bắt thông tin, dễ dàng cho việc quản lý, kiểm soát các giao dịch của doanh nghiệp.
  • Một tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho một doanh nghiệp, tuy nhiên một doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng (tùy vào nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp).

3. Mua chữ ký số:

  • Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống như USB, đều được xem như một công cụ điện tử quan trọng của một doanh nghiệp để tiến hành các thủ tục, hồ sơ qua mạng như việc ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng hay bảo hiểm xã hội,…. Nhờ có công cụ này mà doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đi lại, in dấu, đóng dấu,..
  • Tương tự như tài khoản của ngân hàng, một doanh nghiệp có thể dùng được nhiều chữ ký số nhưng một chữ ký số chỉ sử dụng cho một doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh?

4. Treo bảng hiệu công ty:

  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2014, tên của doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Do đó, việc doanh nghiệp không tiến hành việc treo bảng hiệu công ty sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng, nặng hơn nữa thì doanh nghiệp có thể bị khóa mã số thuế (Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

5. Làm thủ tục phát hành hóa đơn:

Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Làm thủ tục phát hành hóa đơn.

  • Hóa đơn giá trị gia tăng (hay được gọi là đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp có thể sử dụng hình thức hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử. Dù doanh nghiệp sử dụng hình thức hóa đơn nào thì vẫn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Đối với hóa đơn hình thức bằng giấy: Sau khi hoàn tất thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng, được sự đồng ý của cơ quan thuế nơi quản lý trực tiếp doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp mới tiến hành.
  • Đối với hóa đơn hình thức điện tử: Sau khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được cơ quan có thẩm quyền duyệt (khoảng 02 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ), hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng. Hồ sơ sẽ bao gồm:
  • Quyết định sử dụng hóa đơn;
  • Thông báo phát hành hóa đơn;
  • Hóa đơn mẫu của doanh nghiệp.
  • Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định hạn cuối buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020.

6. Hoàn thiện điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn:

  • Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt khi có đoàn thanh tra kiểm tra.
  • Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay công ty hợp danh,... phải tiến hành thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định là 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi doanh nghiệp thành lập, có các phát sinh không mong muốn sẽ gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
  • Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Tham khảo thêm:

Vốn điều lệ thành lập công ty là gì? Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ thành lập công ty.

Cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty?

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?

  • Để biết thêm chi tiết về vấn đề thành lập doanh nghiệp và sau khi thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365