Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tư vấn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Tư vấn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

26/11/2021


TƯ VẤN THÀNH LẬP
CÔNG TY KINH DOANH THỰC PHẨM

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm cần lưu ý những đặc điểm gì? Điều kiện kinh doanh thực phẩm như thế nào?

 Luật Thịnh Trí - Tư vấn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Luật Thịnh Trí - Tư vấn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

  Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển ngành chế biến lương thực thực phẩm, nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều đặc sản độc đáo. Do đó, việc thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm có nhiều lợi thế để phát triển. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Thịnh Trí luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc thành lập doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động trong kinh doanh của doanh nghiệp.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Kinh doanh thực phẩm là gì?

2. Những việc doanh nghiệp cần biết trước khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.

a) Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

b) Đặt tên doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm.

c) Lựa chọn trụ sở chính cho doanh nghiệp.

d) Vốn điều lệ của doanh nghiệp.

e) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

f) Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh lương thực thực phẩm.

3. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.

4. Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

b) Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

1. Kinh doanh thực phẩm là gì?

  • Kinh doanh thực phẩm được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

2. Những việc doanh nghiệp cần biết trước khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

a) Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  • Theo quy định của pháp luật, các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.
  • Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh phụ thuộc vào mong muốn của chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn kinh doanh các ngành nghề thông thường nên lựa chọn 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến là Công ty TNHH và Công ty cổ phần.

b) Đặt tên doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

  • Theo quy định của pháp luật, tên doanh nghiệp phải được cấu thành từ hai yếu tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp
  • Các trường hợp cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
    • Doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản.
    • Doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng.
    • Doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên cho doanh nghiệp mình.

c) Lựa chọn trụ sở chính cho doanh nghiệp

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp. Trụ sở doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể gồm số nhà, hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, gmail,…
  • Không đặt địa chỉ trụ sở doanh nghiệp tại nơi không có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như: Căn hộ chung cư không có mục đích kinh doanh; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; trên diện tích đất đang quy hoạch, hoặc thuê nhà đang có tranh chấp,..

d) Vốn điều lệ của doanh nghiệp

  • Về vốn điều lệ: Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm thì doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc đăng ký vốn điều lệ cho doanh nghiệp mình.
  • Thời hạn góp vốn: Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tài sản góp vốn: Tiền (VNĐ), ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

e) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân thay mặt doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ trong quá trình kinh doanh, giao dịch của doanh nghiệp.
  • Điều kiện người đại diện theo pháp luật: người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
  • Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

f) Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh lương thực thực phẩm

  • Để có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thì điều quan trọng là cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Cụ thể doanh nghiệp có thể đăng ký các ngành nghề sau:

3. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
  • 01 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • 01 Điều lệ công ty
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp: CMND/CCCD, Hộ khẩu, giấy tạm trú (nếu có),…
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác.
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
    • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư.
    • Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, cơ quan đăng ký kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty
  • Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp
  • Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

4. Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp pháp luật quy định không cần xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

  • Đơn đề nghị theo Mẫu tại Thông tư số 43/2018
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe, danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (có xác nhận của cơ sở y tế).
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ( có xác nhận của cơ sở).

b) Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Bước 1: Chủ sở hữu hoặc người đại diện ủy quyền (hiện nay Luật Thịnh Trí cung cấp dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách hàng) Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập đoàn kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, kinh doanh nhằm kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trên thực tế.
  • Bước 3: Trường hợp hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Vì vậy, việc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là điều hết sức cần thiết cho một cơ sở kinh doanh thực phẩm. Ngoại trừ, các trường hợp luật không bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận, còn những trường hợp còn lại, quý khách hàng phải làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Một mặt để không bị các cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Mặt khác, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tối đa sức cạnh tranh trên thị trường khi sản phẩm đã được kiểm duyệt đầy đủ.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Nắm được tình hình hiện nay như các thủ tục hành chính Việt Nam rườm rà, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với các kiến thức pháp lý chuyên ngành và còn nhiều yếu tố khác dẫn đến sự khó khăn nếu các doanh nghiệp tự mình làm các thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm hay xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Và nếu doanh nghiệp đang gặp rắc rối trên thì hãy để cho chúng tôi giúp bạn. Hệ thống Luật THỊNH TRÍ cam kết là đem đến cho doanh nghiệp bạn sự tiện lợi, nhanh chóng và tối ưu chi phí. Vui lòng liên hệ đến:
    • CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
    • Hotline: 1800 6365