Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tranh chấp đất đai hòa giải không thành thì bao lâu được khởi kiện?

Tranh chấp đất đai hòa giải không thành thì bao lâu được khởi kiện?

13/07/2022


TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI HÒA GIẢI KHÔNG THÀNH
THÌ BAO LÂU ĐƯỢC KHỞI KIỆN?

Tranh chấp đất đai hòa giải không thành thì bao lâu được khởi kiện?

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tranh chấp đất đai hòa giải không thành thì bao lâu được khởi kiện?

  • Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì người có yêu cầu có thể tiến hành khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, quy định của pháp luật thì bao lâu sau khi hòa giải không thành được phép khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hiện hành.

2. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở.

3. Hòa giải đất đai không thành thì sau bao lâu được quyền khởi kiện.

4. Giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Thịnh Trí.

5. Lý do nên lựa chọn Luật Thịnh Trí.

1. Hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hiện hành:

  • Căn cứ tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể như sau:
  • Nhà nước khuyến khích các bên xảy ra tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc sẽ giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Các bên tranh chấp đất đai nếu không thể tiến hành hòa giải với nhau thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đai tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương của mình;
  • Trong quá trình tổ chức thực hiện phải có sự phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành việc của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội khác.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai vắng mặt một bên được tổ chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc hòa giải đất đai không quá 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản và có chữ ký của các bên, có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản hòa giải sẽ được gửi cho các bên tranh chấp đất đai, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xảy ra tranh chấp.
  • Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP, cụ thể:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”.

  • Do đó, thủ tục hòa giải là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi giải quyết tranh chấp ai là người có quyền sử đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tham khảo thêm: Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

2. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở:

 Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở.

  • Căn cứ tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau: Khi tiếp nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
  • Tiến hành thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhận đã làm phát sinh tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất đai, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
  • Có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tiến hành thực hiện việc hòa giải;
  • Tổ chức cuộc hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên trong Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Sau khi hòa giải, phải tiến hành lập biên bản nhằm ghi nhận lại kết quả thỏa thuận của các bên tranh chấp đất đai. Biên bản phải được những người tham hòa giải ký tên và gửi cho mỗi bên một bản.

3. Hòa giải đất đai không thành thì sau bao lâu được quyền khởi kiện:

  • Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là 45 ngày, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai của các bên.
  • Theo khoản 3 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định:
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương của mình;
  • Trong quá trình tổ chức thực hiện việc hòa giải phải cần sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức xã hội khác.
  • Thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện không quá 45 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đã lập biên bản hòa giải thành tại Ủy ban nhân dân mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp Hội đồng hòa giải để tiến hành xem xét giải quyết ý kiến và lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành.
  • Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục trên nhưng kết quả không thành. Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
  • Do đó, thời hạn có thể khởi kiện lên Tòa án là từ lúc thực hiện xong thủ tục hòa giải đến khi có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định pháp luật là khoảng 55 ngày, kể từ lúc cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu.

4. Giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Thịnh Trí:

  • Cùng với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tận tâm trong công việc, Luật Thịnh Trí chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật và đại diện khách hàng trong mọi vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ Luật Thịnh Trí cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai, cụ thể:
  • Đưa ra ý kiến pháp lý và hướng giải quyết tranh chấp;
  • Tham gia vào quá trình đàm phán, hòa giải tranh chấp;
  • Đại diện theo ủy quyền để làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện;
  • Thay mặt khách hàng nộp đơn và tham gia vào quá trình tố tụng;
  • Luật sư bảo vệ thân chủ tại phiên tòa các cấp;
  • Tư vấn thi hành án sau khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật.

5. Lý do nên lựa chọn Luật Thịnh Trí:

  • Kết quả có giá trị lâu dài
  • Để nhận được kết quả tốt, đúng quy định của pháp luật, nhận được kết quả mang giá trị lâu dài.
  • Sự tử tế trong công việc
  • Luật Thịnh Trí làm việc với thái độ chân thành, ân cần, giải thích cặn kẽ các quy định pháp luật, luôn bên cạnh hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thực hiện công việc.
  • Chuyên môn vững vàng
  • Luật sư tại Luật Thịnh Trí là những luật sư có nhiều kinh nghiệm, kiến thức pháp lý vững vàng, hiểu rõ và vận hành pháp luật, giải quyết nhanh - gọn - kết quả tối ưu.

Tham khảo thêm:
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có sổ đỏ được giải quyết như thế nào?
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?

  • Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Để biết thêm về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ tổng đài của chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365