Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu

Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu

09/12/2021


THỦ TỤC LY HÔN
KHI KHÔNG CÙNG HỘ KHẨU

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thủ tục thuận tình ly hôn không cùng hộ khẩu

2. Thủ tục đơn phương ly hôn không cùng hộ khẩu

Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu
Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu (ảnh minh họa)

  Thông thường thì khi kết hôn vợ, chồng sẽ dọn về ở chung với nhau và thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp vợ, chồng không cùng chung hộ khẩu mặc dù đã kết hôn. Vậy khi có nhu cầu ly hôn, thủ tục sẽ được thực hiện thế nào?

1. Thủ tục thuận tình ly hôn không cùng hộ khẩu

  • Thuận tình ly hôn là việc yêu cầu Tòa án ly hôn đến từ cả vợ và chồng. Khi đó, tòa án công nhận thuận tình ly hôn khi đã xem xét thấy vợ chồng đều muốn ly hôn một cách tự nguyện và việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cùng với việc chia tài sản đã được các bên thỏa thuận trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ.

Khi không cùng hộ khẩu, vợ chồng thực hiện thủ tục ly hôn như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ

Vợ chồng chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau đây:

  • Đơn xin ly hôn thuận tình;
  • Bản chính của Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ tùy của vợ chồng là: CMND hoặc CCCD.
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
  • Nếu có con chung thì cần có Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Sổ tiết kiệm; Đăng ký xe; … nếu vợ chồng yêu cầu phân tài sản chung khi ly hôn.

Lưu ý: Trong trường hợp vợ chồng không cùng hộ khẩu thì cần phải có bản sao chứng thực hộ khẩu của từng người.

Nơi nộp hồ sơ: Vì là thủ tục thuận tình ly hôn nên vợ chồng có thể thỏa thuận chọn tòa án để thực hiện thủ tục. Cụ thể:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú tùy theo thỏa thuận của vợ, chồng.
  • Nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài.
  • Bước 2: Thụ lý vụ án
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét hồ sơ kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện. Thẩm phán sẽ ra thông báo về việc nộp tạm ứng án phí khi đã nhận được đầy đủ hồ sơ của các bên và trong vòng 05 ngày, vợ, chồng phải thực hiện nộp tạm ứng án phí đầy đủ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, từ ngày nhận được yêu cầu.
  • Bước 3: Mở phiên họp công khai để giải
  • Thời hạn để các Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu. Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp và tiến hành mở phiên họp giải quyết trong thời hạn 15 ngày, từ ngày ra quyết định.
  • Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn bởi Tòa án
    • Vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau trong trường hợp hòa giải thành, thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.
    • Vợ chồng vẫn muốn ly hôn trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
  • Như vậy, có thể thấy, khi vợ, chồng không cùng hộ khẩu thì thủ tục thuận tình ly hôn không bị ảnh hưởng.

 Không cùng hộ khẩu có được ly hôn?
Không cùng hộ khẩu có được ly hôn? (ảnh minh họa)

2. Thủ tục đơn phương ly hôn không cùng hộ khẩu

  • Đơn phương ly hôn là hình thức ly hôn theo yêu của vợ hoặc chồng mà việc hòa giải ly hôn tại Tòa án không thành nhưng khi có căn cứ về việc vợ hoặc chồng thực hiện những hành vi dẫn đến việc vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng hoặc dựa trên việc vợ, chồng có những hành vi bạo lực đối với gia đình dẫn đến việc sống chung giữa vợ, chồng không thể kéo dài được nữa và mục đích hôn nhân không còn đạt được thì Tòa án sẽ giải quyết cho vợ, chồng ly hôn.

Thủ tục đơn phương ly hôn khi vợ, chồng không cùng hộ khẩu sẽ thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện nộp hồ sơ

Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

    • Đơn xin ly hôn đơn phương;
    • Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
    • Chứng minh nhân dân/CCCD… của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
    • Sổ hộ khẩu của gia đình;
    • Giấy khai sinh của con nếu có con chung (bản sao chứng thực);
    • Chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Sổ tiết kiệm; Đăng ký xe; … nếu vợ chồng yêu cầu phân tài sản chung khi ly hôn.

Đồng thời, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện ly hôn đơn phương phải có các nội dung chính sau:

    • Ngày tháng năm làm đơn;
    • Tên Tòa án nhận đơn;
    • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện;
    • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Nếu không rõ các thông tin về nơi cư trú của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ cư trú, làm việc cuối cùng của người bị kiện…
  • Như vậy, khi nộp hồ sơ đơn phương ly hôn thì vợ chồng không cùng hộ khẩu thì không cần phải nộp sổ hộ khẩu của đối phương mà chỉ cần thực hiện việc khai báo địa chỉ cư trú, làm việc cuối cùng.

Nơi nộp hồ sơ đơn phương ly hôn được quy định như sau:

  • Trường hợp ly hôn trong nước thì vợ, chồng (là công dân Việt Nam) nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương làm việc hoặc cư trú.
  • Trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  • Bước 2: Tòa án xem xét và thực hiện giải quyết ly hôn
  • Sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn từ người có yêu cầu, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không.
  • Tòa án sẽ gửi thông báo về việc đóng tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn nếu hồ sơ hợp lệ. Khi nguyên đơn nộp đầy đủ số tiền nêu trên thì từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền thì tòa án sẽ ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương.
  • Bước 3: Tiến hành hòa giải và xét xử sơ thẩm

Trừ những trường hợp không được tiến hành hòa giải thì Tòa án bắt buộc thực hiện thủ tục hòa giải trước khi đưa vụ án ra xét xử. Theo đó, sẽ xảy ra 02 trường hợp sau:

    • Trường hợp hòa giải thành: Sau 07 ngày kể từ ngày Tòa án lập biên bản hòa giải thành và các đương sự không thay đổi ý kiến. Lúc này, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay. Khi quyết định này chính thức có hiệu lực thì các bên không được kháng cáo.
    • Trường hợp hòa giải không thành: Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sau khi đã lập biên bản cho việc hòa giải không thành

Phiên tòa sơ thẩm: Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập cho các bên sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và thông báo rõ về địa điểm và thời gian mở phiên Tòa.

  • Bước 4: Ra bản án ly hôn
  • Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn đơn phương.
  • Có thể thấy, khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn thì người yêu cầu gửi đơn đến Tòa án nơi người còn lại cư trú, làm việc nên không cùng hộ khẩu không ảnh hưởng đến thẩm quyền giải quyết ly hôn của Tòa án.
  • Như vậy, khi không cùng hộ khẩu, một trong hai người vẫn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương.

Xem thêm:

Những điều cần biết về việc ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục đơn phương ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục thuận tình ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản.

Trên đây là nội dung Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.