Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản

Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản

05/12/2021


HƯỚNG DẪN THỦ TỤC

LY HÔN Ở NHẬT BẢN

Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản.

  Hiện nay, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến việc cấp visa, cư trú thì thủ tục ly hôn tại Nhật Bản cũng là điều mọi người quan tâm rất nhiều.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Các hình thức ly hôn tại Nhật Bản.

2. Hồ sơ, thủ tục ly hôn tại Nhật Bản.

2.1. Ly hôn thuận tình.

2.2. Ly hôn thông qua hòa giải.

2.3. Ly hôn thông qua trọng tài/phân xử.

3. Một số lưu ý khi ly hôn tại Nhật Bản.

3.1. Ly hôn giữa hai người không có quốc tịch Nhật Bản.

3.2. Yêu cầu không thụ lý ly hôn.

3.3. Tư cách lưu trú sau ly hôn.

1. Các hình thức ly hôn tại Nhật Bản

  • Thực ra, pháp luật hôn nhân gia đình, đặc biệt là quy định về ly hôn của Nhật Bản rất tương đồng với pháp luật Việt Nam cũng như xu hướng tiếp cận chung của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, một trong những điểm khác biệt nổi bật phải kể đến là hình thức ly hôn. Pháp luật Nhật Bản quy định hình thức ly hôn rất đa dạng, cụ thể có 4 hình thức như sau:
    • Thuận tình ly hôn;
    • Ly hôn thông qua hòa giải;
    • Ly hôn thông qua trọng tài;
    • Ly hôn theo hình thức phân xử.
  • Tùy vào mức độ phức tạp của vụ việc như có hay không những tranh chấp về phân chia tài sản, các bên sẽ chọn phương thức giải quyết tương ứng. Đáng chú ý là với phương thức đơn giản đầu tiên, các cặp vợ chồng chỉ cần đến văn phòng của phường, nơi đã đăng ký kết hôn, để tiến hành thủ tục hủy đăng ký kết hôn.

2. Hồ sơ, thủ tục ly hôn tại Nhật Bản

  • Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, tùy vào từng hình thức ly hôn mà các bên sẽ chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục khác nhau.

2.1. Ly hôn thuận tình

  • Theo Điều 763 BLDS Nhật Bản, đây là trường hợp ly hôn thông qua sự thảo luận giữa hai bên đương sự. Thủ tục ly hôn theo hình thức này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần nộp các giấy tờ sau cho văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã tại nơi cư trú hoặc nơi thường trú của vợ hoặc chồng:
    • Đơn xin ly hôn. Một lưu ý khi soạn đơn ly hôn là cần có chữ ký viết tay/đóng dấu của 2 người làm chứng từ 20 tuổi trở lên, nếu người nước ngoài là người làm chứng thì người đó phải đủ tuổi thành niên theo luật ở nước của người đó.
    • Bản sao hộ khẩu của vợ/chồng người Nhật (Nếu hộ khẩu của vợ/chồng người Nhật không thuộc chính quyền địa phương nơi nộp đơn).
    • Bản sao giấy đăng ký cư trú của vợ/chồng người Nhật.
    • Giấy tờ xác minh danh tính của người nộp đơn đăng ký.

2.2. Ly hôn thông qua hòa giải

  • Nếu có tranh chấp giữa các bên đương sự về lý do ly hôn, điều kiện ly hôn,… mà không thể ly hôn thuận tình thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu hòa giải ly hôn tại Tòa án gia đình.
  • Hòa giải viên sẽ lắng nghe ý kiến của hai bên đương sự và tiến hành hòa giải. Các hòa giải viên sẽ hòa giải về quyền nuôi con, chi phí cấp dưỡng, phân chia tài sản, trao đổi việc thăm nom con cái,... Trường hợp hòa giải ly hôn đã thành công, thì trong vòng 10 ngày, bạn hãy gửi bản sao biên bản hòa giải ly hôn kèm theo đơn xin ly hôn để tiến hành thủ tục ly hôn.

2.3. Ly hôn thông qua trọng tài/phân xử

  • Theo Điều 770 BLDS Nhật Bản, nếu việc hòa giải ly hôn không thành thì có thể Tòa án gia đình sẽ hoàn tất việc ly hôn theo thẩm quyền của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể hoàn tất việc ly hôn bằng cách kiện tụng.
  • Trong trường hợp ly hôn theo hình thức trọng tài, bạn cần gửi kèm bản sao của bản phán quyết cùng giấy chứng nhận quyết định của tòa án, hoặc bản sao của bản phán quyết cùng giấy chứng nhận quyết định của tòa án kèm với đơn xin ly hôn.

Tham khảo thêm bài viết: Những điều cần biết về việc ly hôn.

3. Một số lưu ý khi ly hôn tại Nhật Bản

Tư vấn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản
Tư vấn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản.

Căn cứ quy định ly hôn từ Điều 763 đến Điều 771 BLDS Nhật Bản các bên cần lưu ý một số điều sau đây:

3.1. Ly hôn giữa hai người không có quốc tịch Nhật Bản

  • Nếu cả hai bên đương sự có cùng quốc tịch và quốc gia đó có chế độ ly hôn thuận tình, thì họ có thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình tại Nhật Bản theo luật của quốc gia của họ.
  • Nếu hai bên có quốc tịch khác nhau và cả hai đều sinh sống tại Nhật Bản, hoặc nếu cả hai đều có địa điểm liên kết mật thiết với Nhật Bản, thì có thể ly hôn thuận tình theo quy định tại “Chương 6 Kết hôn – Ly hôn tình theo luật pháp Nhật Bản”.
  • Tuy nhiên, có nhiều quốc gia không chấp nhận ly hôn thuận tình, vì vậy cần phải xác nhận hiệu lực theo luật ở quốc gia của hai bên. Ngoài ra, tại thời điểm làm thủ tục, cũng có trường hợp hai bên cần gửi kèm giấy chứng nhận quốc tịch của cả hai vợ chồng, giấy tờ có thể chứng minh vợ chồng còn đang trong tình trạng hôn nhân do chính quyền ở quốc gia của người đó cấp, giấy tờ có thể chứng minh rằng có chế độ ly hôn thuận tình ở quốc gia của người đó,...
  • Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ với đại sứ quán tại Nhật Bản hoặc văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã, v.v...

3.2. Yêu cầu không thụ lý ly hôn

  • Vợ hoặc chồng có thể làm đơn yêu cầu không thụ lý đến văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã để ngăn việc đối phương nộp đơn xin ly hôn trong khi mình không biết, không để việc ly hôn được giải quyết một cách đơn phương. Yêu cầu này không có giới hạn thời gian hiệu lực.
  • Tuy nhiên, để thực hiện quyền này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Một trong các bên đương sự phải là người Nhật. Để đưa ra yêu cầu, bạn cần có con dấu của người yêu cầu (nếu người yêu cầu là người Nhật) và giấy tờ xác minh danh tính (loại giấy tờ có ảnh chụp của người đó). Ngoài ra, người yêu cầu phải tự trực tiếp làm thủ tục tại quầy.
  • Yêu cầu không thụ lý này chỉ có thể thực hiện trong trường hợp kết hôn, ly hôn thuận tình, nhận con nuôi, hủy bỏ mối quan hệ con nuôi theo thỏa thuận và công nhận.

3.3. Tư cách lưu trú sau ly hôn

  • Vợ/chồng là người nước ngoài đã ly hôn với vợ/chồng là người Nhật có thể được phép thay đổi tư cách lưu trú thành định cư trong các trường hợp sau:
  • Khoảng thời gian kết hôn thực tế từ 3 năm trở lên sau khi có tư cách lưu trú là vợ/chồng của người Nhật;
  • Có tư cách lưu trú là vợ/chồng của người Nhật trong 3 năm tại thời điểm ly hôn.
  • Ngoài ra, đối với bố mẹ người nước ngoài đã có con trong hôn nhân, và có quyền giám hộ hoặc đang nuôi dạy đứa trẻ đó, thì được phép thay đổi tư cách lưu trú thành định cư. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là bố mẹ phải sống cùng con và nuôi dạy con tại Nhật Bản.

Tham khảo thêm bài viết: Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về thủ tục ly hôn tại Nhật Bản. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các hồ sơ, thủ tục ly hôn cũng như tranh chấp khác liên quan đến hôn nhân gia đình theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Tham khảo thêm:
Hướng dẫn thủ tục đơn phương ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục thuận tình ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản.
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Úc.