Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục gia hạn nhãn hiệu năm 2022

Thủ tục gia hạn nhãn hiệu năm 2022

30/05/2022


THỦ TỤC GIA HẠN NHÃN HIỆU NĂM 2022 

K  hi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hạn, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải làm gì? Thủ tục gia hạn nhãn hiệu hiện nay được quy định như thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

 Thủ tục gia hạn nhãn hiệu năm 2022

Hình 1. Thủ tục gia hạn nhãn hiệu năm 2022.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu?

2. Khi gia hạn nhãn hiệu cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

3. Thủ tục gia hạn nhãn hiệu năm 2022.

4. Chi phí thực hiện gia hạn nhãn hiệu.

5. Câu hỏi thường gặp khi thực hiện gia hạn nhãn hiệu.

5.1. Nộp muộn gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được không?

5.2. Phí nộp muộn gia hạn đăng ký nhãn hiệu tính như thế nào?

5.3. Quên không gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu người khác có quyền đăng ký nhãn hiệu không?

1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu?

  • Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Đồng thời, tại khoản 25 Điều luật này cũng ghi nhận văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.
  • Hiện nay, văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Dựa theo khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn là mười năm.
  • Như vậy, để nhãn hiệu của mình có thể tiếp tục được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu cần phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

2. Khi gia hạn nhãn hiệu cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

  • Hiện nay, hồ sơ gia hạn nhãn hiệu được quy định tại điểm c Điều 20 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BKHCN ngày 29/12/2017 xác thực văn bản hợp nhất Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN qua 04 lần sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
  • Bao gồm các loại giấy tờ sau:
  • Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ).
  • Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện)
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền.
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí. Áp dụng với trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính; hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

3. Thủ tục gia hạn nhãn hiệu năm 2022:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ được nêu ở mục 2 và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Bước 2: Xem xét đơn và trả kết quả
  • Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét yêu cầu gia hạn. Lúc này có thể chia thành 2 trường hợp”
  • Trường hợp 1: Đơn không có thiếu sót
  • Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ. Sau đó đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Trường hợp 2: Từ chối gia hạn
  • Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối. Cục Sở hữu trí tuệ ấn định thời hạn một tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối, nếu đơn yêu cầu gia hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
  • Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.
  • Nếu trong thời hạn đã ấn định, người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối gia hạn.

4. Chi phí thực hiện gia hạn nhãn hiệu:

  • Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC, lệ phí thực hiện gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 100.000 đồng/lần đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ.
  • Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn): 10% lệ phí duy trì/gia hạn.
  • Phí công bố, đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu là 120.000 đồng/lần.
  • Chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ nộp phí, lệ phí nộp phí, lệ phí. Hoặc có thể chuyển khoản vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ. Nói chung chi phí gia hạn bảo hộ nhãn hiệu thấp hơn chi phí đăng ký nhãn hiệu.

 Chi phí gia hạn nhãn hiệu

Hình 2. Chi phí gia hạn nhãn hiệu

5. Câu hỏi thường gặp khi thực hiện gia hạn nhãn hiệu

5.1. Nộp muộn gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được không?

  • Có thể nộp hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau khi hết hạn nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực.

5.2. Phí nộp muộn gia hạn đăng ký nhãn hiệu tính như thế nào?

  • Điểm a Điều 20.363 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BKHCN ngày 29/12/2017 có quy định: Khi nộp muộn gia hạn nhãn hiệu ngoài phải nộp lệ phí gia hạn như bình thường, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

5.3. Quên không gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu người khác có quyền đăng ký nhãn hiệu không?

  • Căn cứ điểm d Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì: Sau khi quá thời hạn có thể nộp hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ nhãn hiệu đã được cấp bằng có 05 năm kể từ ngày giấy chứng đăng ký nhãn hiệu nhận hết hạn để nộp đơn lại và chắc chắn sẽ được cấp lại văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, trong vòng 05 năm kể từ ngày nhãn hiệu hết hạn những người khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hết hạn vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tham khảo thêm bài viết:

Bảo hộ thương hiệu là gì? Tại sao phải bảo hộ thương hiệu?
Doanh nghiệp nên lựa chọn bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền tác giả.
Thủ tục đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích.
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về gia hạn nhãn hiệu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: Luật Thịnh Trí