Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống

25/07/2022


THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ĂN UỐNG

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ăn uống (ảnh minh họa).

Theo xu hướng hiện nay trên thế giới và cả Việt Nam thì ngành dịch vụ đang ngày một gia tăng và phát triển mạnh mẽ. Trong đó phải kể đến ngành dịch vụ ăn uống. Vậy khi thành lập công ty thực phẩm, doanh nghiệp kinh doanh khâu ăn uống thì người kinh doanh cần lưu tâm những điểm nào? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết này?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Tổng quan về ngành dịch vụ ăn uống.

2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty ăn uống.

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh ăn uống.

4. Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Trình tự để cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống.

7. Một số câu hỏi thường gặp.

Cơ sở pháp lý

- Luật doanh nghiệp 2014

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP

- Luật an toàn thực phẩm 2010

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP

1. Tổng quan về ngành dịch vụ ăn uống:

  • Trong đời sống hiện nay, khi mức sống của người dân ngày càng cao thì văn hóa thưởng thức ẩm thực cũng sẽ trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Do đó, nhà hàng ăn uống, nhà hàng đãi tiệc ngày càng trở nên gần gũi với người dân. Với dân số hiện nay là 93 triệu người dân, Việt Nam trở thành thị trường rất năng động cho dịch vụ ăn uống.

2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty ăn uống:

  • Để thành lập doanh nghiệp ăn uống, cá nhân, tổ chức phải soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và xin giấy phép thành lập công ty. Hồ sơ cụ thể, bao gồm:
  • Bản sao có công chứng hoặc chứng thực: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân. Đối với pháp nhân sẽ bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký công ty, quyết định thành lập công ty hoặc tài liệu chứng thực giấy chứng minh tư cách pháp nhân tương đương, kèm theo CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện doanh nghiệp.
  • Danh sách các cổ đông sở hữu cổ phần hay thành viên góp vốn vào thành lập công ty ăn uống.
  • Điều lệ của công ty ăn uống
  • Giấy đề nghị cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp
  • Sau khi đã soạn thảo xong các hồ sơ trên, doanh nghiệp tiến hành mang bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để nộp hồ sơ. Thông thường, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép từ 3-5 ngày sau khi nộp hồ sơ hợp lệ.

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh ăn uống:

  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống là giấy chứng nhận do Bộ y tế cấp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh hình thức ăn uống, việc này nhằm tạo điều kiện kinh doanh hàng ăn uống theo mô hình hộ kinh doanh hoặc theo mô hình công ty, đảm bảo các điều kiện trong lĩnh vực an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hay còn được gọi là giấy chứng nhận cơ sở Vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết trước khi thành lập công ty.

4. Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống:

  • Địa điểm kinh doanh, môi trường kinh doanh, sản xuất;
  • Nguồn nước chế biến thức ăn và nước đá;
  • Thiết bị và dụng cụ chế biến thức ăn;
  • Đối với thức ăn sẵn phải để trong tủ kính và tiến hành phân loại thức ăn để tránh việc lây nhiễm chéo giữa các thực phẩm;
  • Người bán thức ăn phải mặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng và phải dùng găng tay;
  • Thùng rác phải có nắp đậy;
  • Nguyên liệu chế biến thức ăn có nguồn gốc rõ ràng;
  • Đủ dụng cụ, thiết bị chứa đựng nước thải phải có nắp đậy;
  • Người kinh doanh thực phẩm phải giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Người chế biến, phục vụ thực phẩm đường phố phải có giấy khám sức khỏe.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ảnh minh họa).

  • Hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cụ thể:
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ghi rõ ngành, nghề kinh doanh sản phẩm)
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ để bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận chủ cơ sở đủ sức khỏe và người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã tập huấn về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
  • Trong trường hợp, doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì tiến hành làm hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần bảo đảm các giấy tờ sau:
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Sơ đồ khu vực bố trí sản xuất và dây chuyền sản xuất (sơ đồ phải có xác nhận của cá nhân, tổ chức)
  • Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở kinh doanh (có xác nhận của cá nhân, tổ chức).

Tham khảo thêm: Vốn điều lệ thành lập công ty là gì? Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ thành lập công ty.

6. Trình tự để cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống:

  • Bước 1: Cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm chuẩn bị hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc nộp tại cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi chủ sở hữu kinh doanh.
  • Bước 2: Sau khi kiểm tra hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiến hành thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định hồ sơ cơ sở sẽ được ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Bước 3: Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu đã đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối không cấp giấy chứng nhận.
  • Bước 4: Trong trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định cơ quan có thẩm quyền phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt điều kiện thì đoàn thẩm định sẽ lập biên bản và đề xuất với cơ quan thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh của cơ sở.

7. Một số câu hỏi thường gặp:

  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?
  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống tại một địa điểm như khách sạn, máy bay, tàu du lịch, công viên, phim trường, địa điểm giải trí hoặc địa điểm tổ chức sự kiện,…
  • Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng?
  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng.
  • Công ty nào cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng uy tín, chất lượng?
  • Công ty Luật Thịnh Trí với đội ngũ cán bộ chuyên viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong việc xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng uy tín, nhanh chóng, chất lượng với chi phí vô cùng hợp lý.

Tham khảo thêm:

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?

Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh?

  • Luật Thịnh Trí chúng tôi tự hào và cam kết làm hài lòng khách hàng. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365