Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Cập nhật năm 2022)

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Cập nhật năm 2022)

19/11/2022


THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (CẬP NHẬT NĂM 2022)

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về thủ tục này theo đúng quy định pháp luật. Vậy thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Thủ tục được thực hiện trong bao lâu? Hãy cùng luật Thịnh Trí theo dõi trong bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm chuyển quyền sử dụng đất.

2. Nguyên tắc của việc chuyển quyền sử dụng đất là gì?

3. Điều kiện về chuyển quyền sử dụng đất.

4. Hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

5. Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

6. Câu hỏi thường gặp.

1. Khái niệm chuyển quyền sử dụng đất

  • Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định việc giải thích về chuyển quyền sử dụng đất, cụ thể:

“Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”

  • Bên chuyển giao quyền sử dụng đất và chuyển giao đất sẽ nhận được số tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng theo đúng thỏa thuận của hai bên.

2. Nguyên tắc của việc chuyển quyền sử dụng đất là gì?

  • Nguyên tắc khi chuyển quyền sử dụng đất, cụ thể:
  • Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân hoặc các chủ thể khác sử dụng đất được phép chuyển quyền sử dụng đất thì các chủ thể mới được quyền chuyển quyền sử dụng đất.
  • Khi tiến hành việc chuyển quyền sử dụng đất, các bên có quyền thỏa thuận về nội dung Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nội dung của Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy định của pháp luật về Bộ luật dân sự.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng đất phải tiến hành việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn được ghi tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

Tham khảo thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ được không?

3. Điều kiện về chuyển quyền sử dụng đất

 Hình 2. Luật Thịnh Trí - Điều kiện về chuyển quyền sử dụng đất

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Điều kiện về chuyển quyền sử dụng đất.

  • Điều kiện này được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 với nội dung cơ bản như sau:
  • Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất định tiến hành chuyển nhượng;
  • Mảnh đất định chuyển nhượng không được nằm trong diện đang xảy ra tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất định chuyển nhượng không được nằm trong diện bị kê biên nhằm để bảo đảm cho việc thi hành án;
  • Quyền sử dụng đất định chuyển nhượng vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất.

4. Hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất

  • Tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất bao gồm:
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bản chính);
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Hộ khẩu 02 bên chuyển nhượng (Bản phô tô);
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Bản chính);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất là tài sản chung/tài sản riêng, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có);
  • Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất (Bản chính: 01);
  • Tờ khai lệ phí trước bạ (số lượng: 01);
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (số lượng: 01);
  • Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (số lượng: 02);
  • Tờ khai đăng ký thuế;
  • Sơ đồ vị trí nhà đất (Bản chính: 01).

Tham khảo thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chịu thuế GTGT?

5. Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Tài liệu chuẩn bị cho giai đoạn công chứng bao gồm:
  • Bản dự thảo hợp đồng
  • Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Phiếu yêu cầu công chứng (có mẫu);
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân, sổ hộ khẩu của các bên;
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung hoặc giấy tờ chứng minh tài sản riêng, kèm giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân);
  • Bản sao giấy thời khác có liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai
  • Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận và thực hiện việc kiểm tra hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau đó tiến hành theo quy trình pháp luật quy định.
  • Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ kéo dài 10 ngày làm việc. Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ được chuyển đến cơ quan thuế để tiến hành xác định nghĩa vụ tài chính và làm thủ tục sang tên.
  • Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính
  • Văn phòng đăng ký đất đai gửi thông báo hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến chủ sử dụng thửa đất ngay khi có thông báo từ cơ quan thuế. Chủ sử dụng đất nộp nghĩa vụ tài chính vào ngân sách nhà nước.
  • Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiến hành nộp lại biên lai cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện việc nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Do đó, thời gian làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Tham khảo thêm: Các loại phí, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp.

6. Câu hỏi thường gặp

  • Câu 1: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc người đang có quyền sử dụng đất đó tiến hành chuyển giao đất cùng với quyền sử dụng đất cho người khác. Bên nhận chuyển giao sẽ đưa một số tiền tương ứng cho bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất, giá trị chuyển nhượng sẽ do hai bên thỏa thuận.
  • Câu 2: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mất bao lâu?
  • Thời hạn công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không quá 02 ngày làm việc. Tuy nhiên, với các giao dịch, hợp đồng có nội dung phức tạo thì thời hạn tiến hành công chứng sẽ kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc.
  • Câu 3: Thời gian thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mất bao lâu?
  • Căn cứ tại điểm 1 khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục sang tên là tối đa 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.
  • Câu 4: Phí công chứng sẽ do ai nộp?
  • Căn cứ tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014 quy định người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu trữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải tiến hành nộp phí công chứng.

Tham khảo thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất mất bao lâu?

  • Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 63 65