Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ được không?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ được không?

18/07/2022


CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG CÓ GIẤY TỜ ĐƯỢC KHÔNG?

 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ được không?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ được không?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ được không?

2.1 Chuyển nhượng về đất đai.

2.2 Chuyển nhượng nhà ở.

3. Một số rủi ro khi nhận chuyển nhượng đất không có giấy tờ.

  • Giao dịch chuyển nhượng đất đai liên tục sốt giá trong những năm gần đây. Về nguyên tắc chung, các bên đều mong muốn giao kết hợp pháp, không bị hớ giá hay bị lừa đảo, đặc biệt ai cũng quan tâm đến cuốn sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ thì có được không?

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

  • Căn cứ tại khoản 1, Điều 188 Luật đất đai 2013, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
  • Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là Sổ đỏ, trừ một số trường hợp tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật đất đai;
  • Đất đai không bị tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên bảo đảm thi hành án;
  • Còn trong thời hạn sử dụng đất.
  • Ngoài ra, giao dịch chuyển nhượng đất đai không vi phạm vào một số trường hợp mà pháp luật đã cấm tại Điều 191 Luật đất đai 2013. Chẳng hạn như tổ chức kinh tế sẽ không được nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ; cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.

2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ được không?

2.1 Chuyển nhượng về đất đai:

  • Như đã nói ở phần trên, giao dịch chuyển nhượng bắt buộc phải có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là điều kiện bắt buộc nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Cụ thể các trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ bao gồm:
  • Nếu đất đai được thừa kế đều được phân chia cho người nước ngoài hoặc Việt Kiều đang định cư ở nước ngoài không thuộc nhóm đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất thì không được cấp sổ đỏ, tuy nhiên họ vẫn có quyền chuyển nhượng lại mảnh đất đó theo quy định sau:
  • Trường hợp chuyển nhượng đất đai thì người nhận thừa kế vẫn được đứng tên trong hợp đồng là bên có quyền chuyển nhượng;
  • Với trường hợp chưa chuyển nhượng thì người thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền cần nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai và ghi vào Sổ địa chính.
  • Trong trường hợp việc sở hữu mảnh đất là do có quyền thừa kế thì người nhận thừa kế được thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất khi có giấy tờ chứng nhận hoặc chỉ cần có đủ điều kiện để cấp giấy.
  • Tóm lại, vẫn có một số trường hợp đặc biệt người dân được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai không có giấy tờ. Tuy nhiên đa phần đều liên quan đến hoạt động thừa kế tài sản.

Xem thêm: Chuyển nhượng đất không có sổ đỏ được giải quyết như thế nào?

2.2 Chuyển nhượng nhà ở:

  • Theo nguyên tắc chung, điều kiện để tiến hành chuyển nhượng nhà ở cũng bắt buộc phải có giấy chứng nhận (Điều 118 Luật Nhà ở 2014). Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt không cần giấy tờ chứng nhận như sau:
  • Mua bán nhà ở hình thành trong tương lai;
  • Mua bán nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước;
  • Mua bán nhà xã hội, nhà ở phục vụ việc tái định cư không thuộc sở hữu của nhà nước;
  • Bán nhà theo quy định tại khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở;
  • Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại…
  • Trong các trường hợp này, người chuyển nhượng nhà ở phải xuất trình được giấy tờ khác chứng minh điều kiện tham gia giao dịch thay thế giấy chứng nhận quyền sở hữu. Ví dụ như: giấy phép xây dựng, biên bản nghiệm thu hoàn thành hoạt động xây dựng móng…

3. Một số rủi ro khi nhận chuyển nhượng đất không có giấy tờ:

 Một số rủi ro khi nhận chuyển nhượng đất không có giấy tờ

Một số rủi ro khi nhận chuyển nhượng đất không có giấy tờ.

  • Mặc dù giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ được thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt nhưng việc giao kết mua bán tài sản có giá trị lớn mà không đủ văn bản đảm bảo cũng là điều đáng lo ngại cho người nhận chuyển nhượng.
  • Nhiều người mua đất không có giấy tờ, vì ham rẻ và chủ quan đất sẽ được hợp thức hóa trong tương lai mà mất cả chì lẫn chài. Do đó, khi đi mua đất không có giấy tờ bạn cần xem xét theo trường hợp cụ thể và giấy tờ tương ứng có khả năng chứng minh quyền sử dụng của người chuyển nhượng.
  • Nếu không làm rõ từ ban đầu, bạn có thể gặp phải một số rủi ro như sau:
  • Không xác minh được nguồn gốc đất đai
  • Có rất nhiều trường hợp người chuyển nhượng bị lừa vì những cuốn sổ đỏ giả hoặc giấy tờ không thuộc quyền sở hữu của người đứng ra giao dịch và cũng không phải là đối tượng được ủy quyền. Sau khi lừa bạn, người chuyển nhượng “bốc hơi” và bạn chẳng đủ cơ sở xác lập quyền sử dụng đất mà mình đã bỏ tiền ra mua.
  • Dễ xảy ra tranh chấp
  • Đất đai được công nhận quyền sở hữu kể từ thời điểm đăng ký biến động và vào sổ địa chính. Tuy nhiên những mảnh đất chưa có sổ đỏ sẽ gặp khó khăn hơn trong quy trình thực hiện, bạn khó chứng minh được đó là đất của mình.

Có thể bạn quan tâm:
Cách nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.
Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất hiện nay.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

  • Hạn chế về quyền sử dụng đất
  • Nhận chuyển nhượng đất không có giấy tờ chỉ phát sinh đủ quyền khi được pháp luật công nhận. Nếu bạn nhận chuyển nhượng một mảnh đất mà không thuộc diện theo quy định tại Phần 2 bài viết này thì bạn sẽ bị hạn chế các quyền liên quan, thậm chí không đủ cơ sở để xác lập quyền sử dụng với mảnh đất đó.
  • Nội dung này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giấy tờ được không? Nếu có điều gì còn thắc mắc hay cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để chuyên viên kịp thời tư vấn, giải quyết vấn đề pháp lý.