Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

30/07/2022


THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.

  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu của một doanh nghiệp, sao cho phù hợp với quy mô kinh doanh và định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành, thì buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác để bảo đảm về số lượng thành viên, nếu họ không muốn bị giải thể. Trong bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày chi tiết về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

2. Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

3. Quy trình thực hiện khi thay đổi loại hình công ty.

4. Tại sao cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

5. Các câu hỏi liên quan đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

1. Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

  • Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể tiến hành việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác theo các trường hợp sau đây:
  • Thay đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành loại hình công ty cổ phần.
  • Thay đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành loại hình công ty hợp danh.
  • Thay đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành loại hình công ty TNHH một thành viên.
  • Thay đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên thành loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên thành loại hình công ty cổ phần.
  • Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên thành loại hình công ty TNHH một thành viên.
  • Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên thành loại hình công ty cổ phần.
  • Thay đổi loại hình từ Công ty cổ phần thành loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Thay đổi loại hình từ Công ty cổ phần thành loại hình công ty TNHH một thành viên.

Tham khảo thêm: Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và thủ tục thực hiện.

2. Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

 Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi loại hình thì không cần phải thay đổi giấy phép kinh doanh mà chỉ cần chuẩn bị đủ các hồ sơ để tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật, và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải thay đổi con dấu công ty và mã số thuế doanh nghiệp, hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ bao gồm:
  • Biên bản họp của doanh nghiệp về việc chuyển đổi loại hình;
  • Quyết định về việc chuyển đổi loại hình;
  • Giấy đề nghị thay đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Danh sách Thành viên/Cổ đông của Công ty;
  • Dự thảo Điều lệ Công ty về chuyển đổi loại hình;
  • Các tài liệu cần thiết khác.

3. Quy trình thực hiện khi thay đổi loại hình công ty:

  • Việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm là họp Hội đồng cổ đông về việc quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Soạn thảo hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tại Luật Thịnh Trí, luật sư của luật Thịnh Trí sẽ đại diện khách hàng nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình tới Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi.
  • Tiến hành các thủ tục để đổi lại Con dấu của pháp nhân.
  • Lưu ý:
  • Để tiến hành chuyển đổi mô hình kinh doanh một cách thuận tiện nhất và tuân thủ đúng pháp luật, việc giải quyết vấn đề công nợ và tài sản cố định là điều cần thiết.
  • Các doanh nghiệp trước khi hoàn thành các thủ tục liên quan đến chuyển đổi loại hình phải cam kết chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp, và cam kết sẽ thanh toán đầy đủ trước khi tiến hành chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác.

Tham khảo thêm: Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp năm 2022.

4. Tại sao cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

  • Khi doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, nguồn vốn thì việc tồn tại và phát triển kinh doanh là một thách thức vô cùng lớn. Có thể thấy số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể không ngừng tăng cao. Ngoài giải pháp tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể thì có một phương án khác mà doanh nghiệp lựa chọn chính là chuyển đổi mô hình doanh nghiệp.
  • Điều này đã đáp ứng với khả năng và tình hình phát triển doanh nghiệp. Phương án này đã giúp không ít doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng vốn đầu tư, phát triển trong kinh doanh, tái tạo cơ cấu tổ chức. Ngoài ra, còn có một số lý do như: Doanh nghiệp không bảo đảm số lượng thành viên tối thiểu hoặc số lượng thành viên trong doanh nghiệp vượt quá số thành viên được quy định trong loại hình doanh nghiệp đó,…

5. Các câu hỏi liên quan đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

  • Có được phép trực tiếp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân sang loại hình công ty Cổ phần?
  • Được phép chuyển đổi. Theo quy định của pháp luật thì trước đây doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển sang loại hình công ty cổ phần phải thực hiện việc chuyển đổi thành công ty TNHH trước. Sau đó mới được thực hiện tiếp bước chuyển đổi công ty TNHH thành loại hình công ty cổ phần. Tuy nhiên theo quy định mới, từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tư nhân đã được chuyển đổi trực tiếp qua loại hình công ty cổ phần mà không cần phải trải qua các bước trung gian chuyển đổi thành công ty TNHH như trước.
  • Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp có bị thay đổi không?
  • Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì mã số doanh nghiệp sẽ không bị thay đổi.
  • Khi thực hiện chuyển đổi loại hình công ty có phải xác nhận nghĩa vụ thuế hay quyết toán thuế không?
  • Khi thực hiện chuyển đổi loại hình công ty thì không cần xác nhận nghĩa vụ thuế hay quyết toán thuế, bởi doanh nghiệp mới được chuyển đổi vẫn phải thừa kế mọi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi.
  • Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải tiến hành phát hành lại hóa đơn giá trị gia tăng hay không?
  • Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì không cần phải tiến hành phát lại hóa đơn giá trị gia tăng. Doanh nghiệp chỉ cần làm các thông báo điều chỉnh thông tin doanh nghiệp đến cơ quan thuế.
  • Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Để biết chi tiết về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365