Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không?

Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không?

06/12/2021


THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
CÓ CẦN BẰNG CẤP KHÔNG?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Không có bằng cấp có được thành lập doanh nghiệp không?

2. Yêu cầu bằng cấp đối với một số ngành nghề kinh doanh.

3. Một số nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu cần bằng cấp và chứng chỉ khi thành lập doanh nghiệp.

  Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không?
Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không? (ảnh minh họa)

Có rất nhiều người mang trong mình ước mơ kinh doanh và có ý định thành lập doanh nghiệp nhưng lại lo lắng rằng nếu như bản thân không có bằng cấp thì có được phép thành lập doanh nghiệp không?

1. Không có bằng cấp có được thành lập doanh nghiệp không?

  • Theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này trừ những trường hợp sau đây:

(1) Cơ quan nhà nước và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đang sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp và thực hiện kinh doanh để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị.

(2) Cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

 (3) Những sĩ quan, hạ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, công nhân hoặc viên chức quốc phòng trong những cơ quan và đơn vị thuộc Quân đội nhân dân. Ngoài ra còn có sĩ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong những cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, tuy nhiên, trừ những người được cử để làm đại diện theo ủy quyền với mục đích quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp hoặc quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước;

(4) Cán bộ lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ trong những doanh nghiệp nhà nước được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp, ngoại trừ những người được cử để làm đại diện theo ủy quyền với mục đích quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác;

Hiện hành, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.

(5) Những người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự; những người có khó khăn trong nhận thức, người có khó khăn trong làm chủ hành vi; những tổ chức không có tư cách pháp nhân theo quy định;

(6) Những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù và chấp hành các biện pháp xử lý về  hành chính tại những cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc tại những cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc người đang bị Tòa án cấm về việc đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định; những trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trong trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu thì người thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp cần phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký;

(7) Những tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh và cấm hoạt động đối với một số lĩnh vực nhất định theo quy định hiện hành tại Bộ luật Hình sự.

  • Theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Hình sự 2015 thì cấm kinh doanh và cấm hoạt động đối với một số lĩnh vực nhất định được áp dụng nếu xét thấy việc để cho pháp nhân thương mại đã bị kết án tiếp tục thực hiện kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động trong những lĩnh vực đó, thì có thể sẽ gây nguy hại về tính mạng, sức khỏe đối với con người hoặc xã hội.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp vào các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, trừ những trường hợp dưới đây:
    • Các cơ quan nhà nước và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đang sử dụng tài sản của nhà nước để thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp khác với mục đích thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị của mình;
    • Những đối tượng không được thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp theo những quy định tại các Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hay Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Ngoài ra, khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
    • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
    • Điều lệ công ty.
    • Danh sách thành viên.
    • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên/cổ đông/chủ sở hữu.
  • Căn cứ quy định trên, có thể thấy:
    • Không có quy định về trường hợp người không có bằng cấp thì không được thành lập doanh nghiệp.
    • Không yêu cầu giấy tờ về bằng cấp hoặc chứng chỉ khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Như vậy, cá nhân, tổ chức không có bằng cấp vẫn có thể thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký hoạt động.

2. Yêu cầu bằng cấp đối với một số ngành nghề kinh doanh

Yêu cầu bằng cấp đối với một số ngành nghề kinh doanh
Yêu cầu bằng cấp đối với một số ngành nghề kinh doanh.

  • Việt Nam hiện đang có 2 nhóm ngành nghề kinh doanh là nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, việc thành lập doanh nghiệp cần phải có bằng cấp và các loại chứng chỉ hành nghề hay không thì sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
  • Đối với nhóm ngành nghề kinh doanh mà không yêu cầu về điều kiện thì khi thực hiện đăng ký hoạt động doanh nghiệp không cần phải cung cấp các loại bằng cấp và chứng chỉ hành nghề. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện việc đăng ký với đầy đủ hồ sơ để xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có thể tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.
  • Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các loại sau:
  • + Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu về các điều kiện là bằng cấp hoặc chứng chỉ hành nghề;
  • + Nhóm ngành kinh doanh cần điều kiện về vốn pháp định (được hiểu là vốn điều lệ tối thiểu);
  • + Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu những loại điều kiện khác.
  • Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 không có bất cứ quy định cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp cần có bằng cấp hay chứng chỉ. Tuy nhiên, dựa trên các ngành nghề đăng ký hoạt động và quy định cụ thể đối với từng ngành nghề đó thì sẽ có những quy định riêng về việc người thành lập doanh nghiệp có bắt buộc phải cần bằng cấp hay chứng chỉ khi tiến hành hoạt động kinh doanh hay không?

3. Một số nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu cần bằng cấp và chứng chỉ khi thành lập doanh nghiệp

  • Theo những quy định đề cập trên thì sẽ có những nhóm ngành hoặc lĩnh vực yêu cầu về các loại chứng chỉ hành nghề và bằng cấp. Phải đáp ứng được điều này doanh nghiệp mới có thể hoạt động. Sau đây là những nhóm ngành nghề điển hình:

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Trên đây là nội dung Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không? mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.