Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Sau khi ly hôn, vợ hay chồng được quyền nuôi con?

Sau khi ly hôn, vợ hay chồng được quyền nuôi con?

05/12/2021


SAU KHI LY HÔN, VỢ HAY CHỒNG
ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quyền nuôi con đối với con dưới 36 tháng tuổi.

2. Quyền nuôi con đối với con từ 03 tuổi trở lên.

4. Những hành vi cha mẹ có thể bị tước quyền nuôi con dưới 18 tuổi.

Ai là người được quyền nuôi con khi ly hôn?
Ai là người được quyền nuôi con khi ly hôn? (ảnh minh họa)

  Con cái và tài sản là hai vấn đề thường xảy ra tranh chấp trong các vụ án ly hôn. Hiện nay, quy định của pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn thế nào? Thông qua bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ đề cập đến những quy định về quyền nuôi con sau ly hôn.

1. Quyền nuôi con đối với con dưới 36 tháng tuổi

  • Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi do người mẹ được trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu như người chồng chứng minh được vợ mình không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con hoặc người chồng có thỏa thuận khác với vợ Tòa án vẫn có thể giao con cho người chồng trực tiếp nuôi con.
  • Như vậy, nếu như cha mẹ không có thỏa thuận khác và người mẹ đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dương thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ.
  • Về nguyên tắc, khi ly hôn, con dưới 3 tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định xem người mẹ có đủ điều kiện hay không:
    • Điều kiện về vật chất: Tài sản và chỗ ở của mẹ cần đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của con cái trong việc ăn, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con hay không?
    • Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian mẹ có thể chăm sóc, giáo dục con hoặc tình cảm đã dành cho con, điều kiện để con có thể vui chơi giải trí, và trình độ học vấn, nhân cách đạo đức… của người mẹ.

2. Quyền nuôi con đối với con từ 03 tuổi trở lên

  • Trường hợp con từ 03 tuổi đến dưới 7 tuổi
  • Khi ly hôn, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. mà tòa án  để quyết định giao con);
  • Như vậy, đối với trường hợp con trên 03 tuổi đến dưới 07 tuổi thì cha, mẹ còn quyền thỏa thuận người nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì cha mẹ phải chứng minh được việc mình có đủ yếu tố để nuôi dưỡng con tốt hơn người kia như:
    • Các yếu tố liên quan đến vật chất như thu nhập của cha mẹ, tài sản, gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế….
    • Các yếu tố về tinh thần như: Thời gian của cha mẹ có thể chăm sóc, giáo dục con, điều kiện để con có thể vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
  • Khi đó, người nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con dựa trên quyền lợi của con.
  • Trường hợp con trên 7 tuổi
  • Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng khi con trên 7 tuổi để đưa ra phán quyết về quyền nuôi con.

3. Quy định về việc thay đổi người nuôi con

Quy định về việc thay đổi người nuôi con
Quy định về việc thay đổi người nuôi con.

  • Ngoài cha, mẹ và người thân thích thì Luật Hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định về việc cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em hoặc hội liên hiệp phụ nữ có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người nuôi con nếu có căn cứ sau đây:

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình thì ngoài cha, mẹ, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Thay đổi người nuôi con khi có thỏa thuận của cha mẹ và mục đích phù hợp với lợi ích của con.

- Điều kiện trông nom, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con không đáp ứng được theo quy định pháp luật.

- Điều kiện của người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

  • Lưu ý: Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên cần xem xét nguyện vọng nếu thực hiện việc thay đổi người nuôi con.
  • Ngoài ra, nếu Tòa án xét thấy cha mẹ đều không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì sẽ giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:
  • Thứ tự của người giám hộ đương nhiên như sau:
    • Chị ruột là chị cả hoặc anh ruột là anh cả là người giám hộ;
    • Trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ. Thì anh anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ.
    • Anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo sẽ là người giám hộ nếu chị cả, anh cả không đáp ứng được điều kiện để trở thành người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh hoặc chị ruột khác là người giám hộ)
  • Bác ruột, cậu ruột, cô ruột, chú ruột hoặc dì ruột là người giám hộ đối với trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên.
  • Người giám hộ được chỉ định, cử:
  • UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ đối với trường hợp không có người giám hộ đương nhiên.
  • Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ trong trường hợp có tranh chấp giữa những người được cử giám hộ hoặc người giám hộ đương nhiên.
  • Lưu ý: Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con trong trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho con từ đủ 06 tuổi.

4. Những hành vi cha mẹ có thể bị tước quyền nuôi con dưới 18 tuổi

  • Dù là cha mẹ nhưng không phải lúc nào cũng có quyền hạn tuyệt đối với việc chăm sóc và giáo dục con. Nếu cha mẹ có những hành vi sau đây có thể bị Tòa án tước quyền nuôi con, cụ thể:
    • Cha mẹ bị kết án
    • Cha mẹ có lỗi cố ý với con hoặc vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ trông nom, giáo dục con và bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của con;
    • Tài sản của con cái bị phá tán bởi cha mẹ.
    • Cha mẹ có lối sống đồi trụy;
    • Con thực hiện những việc trái đạo đức xã hội hoặc trái phạt luật do sự ép buộc, xúi giục của cha mẹ.
  • Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, cha mẹ có thể không có quyền trông nom, giáo dục và quản lý tài sản riêng của con… hoặc là người đại diện theo pháp luật trong thời hạn từ 01-05 năm. Quyết định này được ban hành bởi chính tòa án hoặc khi có yêu cầu từ cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, việc rút ngắn thời hạn có thể được xem xét bởi Tòa án.
  • Hiện nay, việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được yêu cầu bởi cá nhân, tổ chức sau đây:
    • Đối với con chưa thành niên là cha mẹ, người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ.
    • Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là:
      • Người thân thích;
      • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và gia đình;
      • Hội liên hiệp phụ nữ.
    • Cá nhân, tổ chức khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên khi phát hiện cha, mẹ có các hành vi vi phạm được liệt kê ở trên..
  • Người còn lại trong cha, mẹ của con sẽ thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng đối với con chưa thành niên khi tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với người kia. Ngoài ra, người đó cũng là người đại diện theo pháp luật của con.

Xem thêm:

Những điều cần biết về việc ly hôn.
Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.

  • Trên đây là nội dung Ai là người được quyền nuôi con khi ly hôn? Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.