Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Quy trình, thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Quy trình, thủ tục chuyển nhượng cổ phần

15/08/2021


QUY TRÌNH, THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1.Về điều kiện chuyển nhượng cổ phần

2. Về thủ tục chuyển nhượng cổ phần

1.Về điều kiện chuyển nhượng cổ phần

  • Theo quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
    • Về hạn chế chuyển nhượng được quy định trong Điều lệ thì cần kiểm tra Điều lệ trước khi tiến hành nhằm kiểm tra việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng.
    • Về quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”, trường hợp này, cần kiểm tra thời hạn xem có còn trong thời hạn 03 năm năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không để thực hiện đúng theo nội dung trích dẫn trên.
  • Bên cạnh đó, cần lưu ý về loại cổ phần dự định chuyển nhượng, riêng đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được chuyển nhượng, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

2. Về thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Về thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Về thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

  • Các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Anh/Chị có thể tham khảo để thực hiện như sau:
    • Bước 1. Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần
      • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;
      • Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
      • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
      • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
      • Cập nhật thông tin cổ đông mới nhận chuyển nhượng trong Cổ phiếu, Sổ cổ đông công ty.
    • Bước 2. Ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
      • Sau khi đã thỏa thuận xong các điều khoản, các bên tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
      • Các bên thực hiện xong các nghĩa vụ đã thỏa thuận thì tiến hành thanh lý hợp đồng nhằm hoàn tất việc chuyển nhượng.
      • Lưu ý: Việc không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi tại Phòng Đăng ký kinh doanh như đã nêu trên là đối với trường hợp cổ đông trong nước. Còn đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết thì phải tiến hành thủ tục thông báo thay đổi tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và hồ sơ bao gồm:
      • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
      • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thay đổi. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài phải bao gồm chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần không thay đổi;
      • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng;
      • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.
      • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
      • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Trong trường hợp có nội dung cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi số hotline 1800 6365 để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn thêm. Chân thành cám ơn!