Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự

Quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự

27/01/2022


QUY ĐỊNH VỀ CHI PHÍ
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định về nộp chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.

2. Người phải thi hành án chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào?

3. Người được thi hành án chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào?

4. Người thứ ba chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào?

Quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự

Quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự (ảnh minh họa)

  Có phải trong bất kỳ trường hợp nào thì người phải thi hành án cũng sẽ là người nộp chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian vừa qua. Thông qua bài viết này thì Luật Thịnh Trí xin phép được giải đáp thắc mắc về việc người nào phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.

1. Quy định về nộp chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự  

  • Theo quy định tại Thông tư 200/2016/TT-BTC thì người chịu chi phí cưỡng chế thi hành án là người được thi hành án, người phải thi hành án, người thứ ba bị cưỡng chế thi hành án hoặc khấu trừ vào tiền bán, thu được từ việc đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản do người thứ ba sửa chữa, mượn, vay, thuê, giữ, trừ trường hợp chi phí cưỡng chế do ngân sách nhà nước bảo đảm.
  • Đương sự phải nộp một phần chi phí định giá trong trường hợp đương sự yêu cầu định giá lại tài sản cưỡng chế thi hành án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự 2008 khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.
  • Để xác định mức nộp chi phí định giá lại tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ chi phí định giá tài sản thực tế ở địa phương tại thời điểm đương sự yêu cầu định giá lại tài sản và chi phí định giá tài sản lần liền kề trước đó và cơ quan thi hành án phải thông báo cho người yêu cầu định giá lại tài sản nộp tiền chi phí định giá.
  • Đương sự sẽ nộp tiếp phần chênh lệch giữa chi phí đương sự đã nộp và chi phí định giá lại thực tế khi kết thúc việc định giá tài sản.

2. Người phải thi hành án chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào?

  Người phải thi hành án phải chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:

  • Chi phí thông báo về cưỡng chế:
  • Chi phí thông báo về cưỡng chế trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình (gọi chung là trên các phương tiện thông tin đại chúng);
  • Chi bồi dưỡng cho những người đã trực tiếp thực hiện việc thông báo cưỡng chế thi hành án (đại diện tổ chức xã hội, đại diện chính quyền địa phương, cán bộ thi hành án và các thành phần khác).
  • Chi phí thuê thiết bị phòng chống cháy, nổ, y tế, bảo vệ, các phương tiện, thiết bị cần thiết cho việc cưỡng chế thi hành án; mua nhiên liệu, nguyên liệu.
  • Chi phí cho việc bán đấu giá tài sản, giám định tài sản, định giá lại tài sản, định giá tài sản:
  • Chi phí định giá tài sản, định giá lại tài sản:
  • Chi phí định giá tài sản, định giá lại tài sản: Theo hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đối với giá dịch vụ thẩm định giá lại tài sản, giá dịch vụ thẩm định giá tài sản.
  • Trong trường hợp chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản thì có chi phí liên quan đến việc định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008.
  • Chi phí bồi dưỡng cho các thành viên họp xác định giá lại tài sản, xác định giá tài sản.
  • Chi phí giám định tài sản bao gồm: Chi phí về việc giám định tài sản và một số khoản chi thực tế hợp pháp liên quan đến việc giám định tài sản.
  • Chi phí đấu giá tài sản:
  • + Trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền để tổ chức khác thực hiện bán đấu giá tài sản thì chi phí đấu giá tài sản là chi phí hợp lý, thực tế cho việc bán đấu giá và phí bán đấu giá tài sản theo quy định.
  • + Trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức tiến hành việc bán đấu giá tài sản để thi hành án thì chi phí đấu giá tài sản bao gồm: tiền thông báo, niêm yết công khai việc bán đấu giá tài sản, tiền thuê phương tiện, địa điểm phục vụ tổ chức bán đấu giá.
  • Chi thuê xác định, đo đạc mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án; chi phí phục vụ cho việc phá dỡ, xây ngăn và chi phí thuê nhân công; chi phí vận chuyển, bốc dỡ tài sản; chi phí cho việc bảo quản, trông coi, thuê tài sản.
  • Chi phí cho việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, giấy tờ, tài sản:
  • Chi thuê địa điểm, thiết bị, phương tiện bảo vệ và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm thu giữ, tạm giữ giấy tờ, tài liệu, tài sản;
  • Chi bồi dưỡng cho các đối tượng trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thu giữ, tạm giữ tài liệu, giấy tờ, tài sản khác.
  • Chi tiền bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia bảo vệ cưỡng chế và cưỡng chế thi hành án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định  62/2015/NĐ-CP.
  • Chi phí xử lý, kê biên tài sản tương ứng với tỷ lệ số tài sản, số tiền mà học thực nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
  • Những khoản chi phí phục vụ cho cưỡng chế thi hành án dân sự khác mà pháp luật quy định.

 Người được thi hành án chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào?

Người được thi hành án chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào? (ảnh minh họa)

3. Người được thi hành án chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào?

  • Người được thi hành án phải chịu chi phí định giá lại tài sản nếu như người được định giá yêu cầu định giá lại tài sản, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
  • Trong trường hợp quyết định, bản án xác định người được thi hành án phải chịu chi phí phá dỡ, xây ngăn thì người được thi hành án phải chịu toàn bộ hoặc một phần chi phí phá dỡ, xây ngăn.
  • Chi phí xử lý, kê biên tài sản tương ứng với tỷ lệ số tài sản, số tiền mà học thực nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
  • Người được thi hành án phải thanh toán các khoản chi phí thực tế do việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng trong trường hợp người thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án không đúng.

4. Người thứ ba chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào?

  • Không chỉ người được thi hành án, người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án mà người thứ ba cũng phải chịu chi phí này. Theo đó, trong những trường hợp sau đây người thứ ba sẽ chịu các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án:
  • Người thứ ba sẽ chịu chi phí cưỡng chế thi hành án khi người này không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá trong trường hợp người thứ ba đang quản lý tài sản đó và bị cưỡng chế thi hành án.
  • Người thứ ba phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự khi người thứ ba là cá nhân, tổ chức đang giữ tài sản, tiền của người phải thi hành án trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

Xem thêm:

Những điều cần biết về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản.
Tìm hiểu về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.
Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.

  • Trên đây là nội dung Quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.