Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Phụ cấp độc hại cho người lao động

Phụ cấp độc hại cho người lao động

18/12/2021


PHỤ CẤP ĐỘC HẠI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Phụ cấp độc hại cho người lao động
Hình 1. Phụ cấp độc hại cho người lao động

  Phụ cấp độc hại, nguy hiểm là một trong những vấn đề nhận sự quan tâm rất lớn của người lao động, nhất là người lao động đang làm trong môi trường ô nhiễm, độc hại, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ giải thích khái niệm về phụ cấp độc hại. Liệu ngành nghề của bạn đang làm có được phụ cấp độc hại, nguy hiểm, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thế nào phụ cấp?

2. Thế nào phụ cấp độc hại?

3. Danh sách các ngành nghề độc hại, nguy hiểm.

4. Phụ cấp độc hại đối tượng người lao động là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

1. Thế nào phụ cấp?

  • Phụ cấp được hiểu là một khoản tiền mà người sử dụng lao động đã thỏa thuận với người lao động, dựa trên công việc được nhận, công việc này quy định cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc người lao động sẽ được nhận phụ cấp theo chế độ cơ quan nhà nước. Vậy nên, phụ cấp có nghĩa là người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước muốn bù đắp về kinh tế cho người lao động khi họ phải làm việc tại các môi trường ô nhiễm, độc hại, những vùng đặc biệt khó khăn hoặc các công việc có tính chấp phức tạp, nặng nhọc, điều kiện sinh hoạt khó khăn, hoạt động trong môi trường nguy hiểm. Theo quy định của pháp luật thì hiện nay có rất nhiều khoản phụ cấp dành cho người lao động, tuy nhiên khoản phụ cấp độc hại là khoản phụ cấp được người lao động quan tâm nhất.

Tham khảo thêm: Những điểm mới về lương, thưởng theo bộ luật lao động 2019.

2. Thế nào phụ cấp độc hại?

  • Phụ cấp độc hại được xem là khoản phụ cấp nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người lao động và cả người sử dụng lao động. Thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng có khoản phụ cấp độc hại cho người lao động. Điều đó tức là, chỉ khi người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động, thì khi đó đơn vị sử dụng người lao động mới tiến hành chi trả phụ cấp độc hại.
  • Tính đến thời điểm hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có điều khoản nào quy định về khái niệm phụ cấp độc hại. Dựa trên các quy định về đối tượng, điều kiện được hưởng khoản phụ cấp độc hại được ghi nhận trong luật, ta có thể hình dung ngắn gọn khái niệm phụ cấp độc hại như sau: Phụ cấp độc hại là khoản trợ cấp của người sử dụng lao động chi trả cho người lao động, bù đắp về mặt kinh tế khi người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy giảm khả năng lao động. Đây là khoản phụ cấp được áp dụng đối với người lao động làm việc trong môi trường, điều kiện thiếu thốn, độc hại. Vậy nên, tùy vào từng đối tượng lao động với những ngành nghề khác nhau mà mức phụ cấp sẽ khác nhau.
  • Tóm lại, việc chi trả phụ cấp độc hại cho người lao động là sự bù đắp, khi họ đã cống hiến sức khỏe của mình để làm những công việc biết trước là độc hại, nhưng họ vẫn tự nguyện làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động. Vậy nên, đơn vị sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bù đắp kinh tế, sức khỏe, tinh thần cho họ. Tùy vào từng mức độ công việc mà có những mức hỗ trợ phụ cấp khác nhau.

Tham khảo thêm: Hợp đồng lao động là gì?

3. Danh sách các ngành nghề độc hại, nguy hiểm

 Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho người lao động
Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho người lao động

  • Để xác định ngành nghề của mình nhằm trong danh sách độc hại hay không, bạn phải dựa vào Danh mục nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Các đơn vị, cơ sở sử dụng lao động, ngoài việc tham khảo tên gọi, chức ngành được ghi trong danh mục nghề nghiệp độc hại, thì phải đọc rõ phần mô tả điều kiện hoạt động trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bởi có một số ngành nghề ở đơn vị, cơ sở có tên gọi khác, nhưng về tính chất công việc lại giống nhau, nên các đơn vị sử dụng lao động nên chú ý vấn đề này.
  • Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được chia thành 42 lĩnh vực. Dưới đây là bảng trích một phần quy định về lĩnh vực khoáng sản:
  • Lĩnh vực khai thác khoáng sản

Lĩnh vực khai thác khoáng sản

  • Để tìm hiểu thêm các ngành nghề trong danh mục công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bạn có thể tìm hiểu tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

4. Phụ cấp độc hại đối tượng người lao động là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

  • Đối với khoản phụ cấp độc hại, pháp luật quy định 4 mức độ phụ cấp, cụ thể: cấp 0,1 / 0,2 / 0,3 / 0,4. Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 VNĐ. Như vậy, có thể tự tính mức phụ cấp như sau:

  • Khoản phụ cấp này được tính dựa trên thời gian thực tế mà người lao động làm việc. Mức phụ cấp này sẽ được trả theo cùng kỳ lương hằng tháng.
  • Đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì cách tính phụ cấp độc hại sẽ được tính theo thời gian thực tế người lao động làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính là cả ngày làm việc.

Tham khảo thêm bài viết:
 Những điểm mới về lương, thưởng theo Bộ luật lao động 2019.
Mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
13 trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phân biệt trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã điểm sơ qua một số nội dung chính của vấn đề phụ cấp độc hại. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích với quý khách. Nếu có vướng mắc về khoản phụ cấp độc hại, nguy hiểm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365