Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

30/08/2022


NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Những trường hợp không được đơn phương ly hôn.

  • Những trường hợp vợ chồng được quyền đơn phương ly hôn là câu hỏi được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Khi cuộc sống vợ chồng không thể duy trì được, có mong muốn ly hôn nhưng không biết làm thế nào để đủ điều kiện ly hôn theo pháp luật hiện hành. Bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ nêu những trường hợp không được đơn phương ly hôn.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên.

3. Trường hợp vợ, chồng không được phép ly hôn.

4. Điều kiện được ly hôn theo quy định của pháp luật.

1. Quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:

  • Theo Điều 52 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
  • Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn khi một trong hai bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, không thể làm chủ được hành vi của mình, đồng thời họ là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tính mạng của họ.
  • Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ có thai, người vợ sinh con hoặc người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Tham khảo thêm: Nam, nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có được chia tài sản.

2. Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên:

  • Theo Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:
  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, trong trường hợp hòa giải tại Tòa án nhân dân không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đơn sống chung vợ, chồng không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án nhân dân giải quyết cho việc ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Tham khảo thêm: Dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến.

3. Trường hợp vợ, chồng không được phép ly hôn:

 Trường hợp vợ, chồng không được phép ly hôn

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Trường hợp vợ, chồng không được phép ly hôn.

  • Theo đó, vợ chồng sẽ không được ly hôn trong các trường hợp sau:
  • Không có căn cứ chứng minh về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, do đó pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Trên thực tế, phải xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng có thực sự đang nuôi con, chăm sóc, trông nom con dưới 12 tháng tuổi hay không. Do đó, khi thực hiện quy định sẽ phát sinh những vướng mắc trong một số trường hợp mà chúng ta cần phải xem xét người chồng có thực hiện được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn:
  • Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không trực tiếp nuôi con, thì trên thực tế người vợ không thể xét vào trường hợp mang thai/sinh con/đang nuôi con dưới 12 tháng, như vậy người chồng vẫn có thể thực hiện quyền đơn phương ly hôn.
  • Trong trường hợp người vợ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người vợ vẫn đang mang thai, do đó trong trường hợp này người chồng không có quyền đơn phương ly hôn.
  • Người vợ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế người vợ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng sẽ không bị hạn chế quyền ly hôn.
  • Trường hợp người vợ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định pháp luật hiện hành) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng sẽ bị hạn chế quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.

Tham khảo thêm:

Tư vấn thủ tục ly hôn khi mang thai nhanh nhất.

Hướng dẫn chi tiết một số quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn.

4. Điều kiện được ly hôn theo quy định của pháp luật:

Hành vi bạo lực gia đình:

  • Để xác định vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hay không thì cần phải căn cứ vào Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm các hành thức sau, cụ thể:
  • Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
  • Hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm;
  • Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu, giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc các hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của các thành viên thành viên nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có thực hiện hành vi trái pháp luật buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở.

Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng:

  • Về tình trạng trầm trọng, đời sống chung vợ chồng không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được:
  • Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau;
  • Vợ, chồng luôn có hành vi ngược đãi hành hạ nhau, thường xuyên có hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau;
  • Vợ chồng có hành vi ngoại tình.

Tham khảo thêm: Ly thân là gì? Trong giai đoạn ly thân có được tiến hành kết hôn với người khác?

  • Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Để biết thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365