Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp?

Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp?

23/11/2021


NÊN TẠM NGỪNG KINH DOANH
HAY GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP?

  Gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh là điều doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Vậy doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hiểu đúng về tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp

2. Nên chọn giải thể doanh nghiệp hay tạm ngừng kinh doanh?

3. Một số câu hỏi liên quan đến giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh

Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp? (ảnh minh họa)
Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp? (ảnh minh họa)

  Đứng trước bờ vực thua lỗ, những doanh nghiệp này đang phải cân nhắc nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể. Dưới đây là những quy định cần biết mà Luật Thịnh Trí đưa ra để doanh nghiệp có lựa chọn phù hợp, chính xác nhất.

1. Hiểu đúng về tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp

2. Nên chọn giải thể doanh nghiệp hay tạm ngừng kinh doanh?

Nên chọn giải thể doanh nghiệp hay tạm ngừng kinh doanh?
Nên chọn giải thể doanh nghiệp hay tạm ngừng kinh doanh?

    Để doanh nghiệp đưa ra được quyết định chính xác nhất của mình thì Luật Thịnh Trí sẽ đề cập đến những yếu tố xoay quanh như sau:

  • Về thủ tục:
  • Tạm ngừng kinh doanh: Để thực hiện thủ tục này thì doanh nghiệp chỉ cần gửi Thông báo tạm ngừng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 ngày trước khi tạm ngừng.
  • Giải thể doanh nghiệp Cần thực hiện nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau như: Cơ quan Thuế, Cơ quan Hải quan, Cơ quan đăng ký kinh doanh, ngoài ra còn phải tiến hành thủ tục với người lao động, chủ nợ.
  • Có thể thấy, so với việc giải thể thì tạm ngừng kinh doanh có thủ tục đơn giản hơn rất nhiều.
  • Về thời gian giải quyết
  • Tạm ngừng kinh doanh: Thời gian để giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo.
  • Giải thể doanh nghiệp: Ít nhất 180 ngày kể từ ngày gửi quyết kinh giải thể
  • Như vậy, việc tạm ngừng kinh doanh được giải quyết trong thời gian vô cùng ngắn còn giải thể thì thời gian giải quyết lên đến vài tháng.
  • Chi phí thực hiện
  • Tạm ngừng kinh doanh: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ và hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
  • Giải thể doanh nghiệp: Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
  • Hoạt động kinh doanh
  • Tạm ngừng kinh doanh: Có thể quay trở lại hoạt động trong thời hạn tạm ngừng. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, nếu doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh trở lại thì chỉ cần Thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về thời hạn quay trở lại hoạt động mà không cần làm thêm thủ tục nào khác.
  • Giải thể doanh nghiệp: Vì hậu quả là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp nên nếu muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh thì phải thành lập doanh nghiệp mới, thực hiện hoạt động kinh doanh lại từ đầu và không được sử dụng những thông tin, lợi ích từ doanh nghiệp cũ để hoạt động kinh doanh.
  • Một số yếu tố khác
  • Nên lựa chọn tạm ngừng kinh doanh khi:
  • Doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng tài chính cho việc phục hồi, trở lại sản xuất, kinh doanh.
  • Có ý định tái cơ cấu công ty, hoạch định lại các chiến lược và mục tiêu kinh doanh.
  • Số lượng lao động ít hoặc không thuê lao động. Do việc tạm ngừng kinh doanh dài sẽ dẫn đến tình trạng người lao động không có thu nhập rồi xin nghỉ việc, vì vậy những công ty có nhiều lao động nên cân nhắc có nên tạm ngừng kinh doanh hay không? Vì nếu tạm ngừng kinh doanh sau này muốn khôi phục lại thì việc thuê lao động là điều rất khó.
  • Nên lựa chọn giải thể doanh nghiệp khi:
  • Tình hình kinh doanh thua lỗ, thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. Doanh nghiệp nhận thấy không còn khả năng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
  • Công ty có nhiều lao động, không còn khả năng thanh toán BHXH, tiền lương cho NLĐ, các chi phí khác trong thời gian dịch bệnh.

3. Một số câu hỏi liên quan đến giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài không?

  • Theo hướng dẫn tại Điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện:
    • Thời gian tạm ngừng trong một năm dương lịch (tức từ 01/01 đến 31/12);
    • Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;
    • Chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng.

Thứ tự thanh toán các khoản nợ khi giải thể được quy định thế nào?

  • Việc thanh toán các khoản nợ được thực hiện theo thứ tự sau đây:
    • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
    • Nợ thuế;
    • Các khoản nợ khác;

Khi nào doanh nghiệp được giải thể?

  • Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, có 04 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, bao gồm:
    • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
    • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
    • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
    • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

  • Hiện này, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm. Nếu chưa thể hoạt động trở lại, doanh nghiệp có thể tiếp tục thông báo tạm ngừng kinh doanh.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Trên đây là nội dung tư vấn nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp.  Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.