Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cho bán, được không?

Lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cho bán, được không?

02/08/2022


LẬP DI CHÚC CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG CHO BÁN, ĐƯỢC KHÔNG?

Lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cho bán, được không?

Lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cho bán, được không?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cho bán, được không?

2. Di chúc nhà đất để lại dành cho mục đích thờ cúng.

3. Phương thức giải quyết khi lập di chúc nhưng không cho bán.

  • Di chúc là cơ sở thể hiện ý chí cá nhân mong muốn chuyển quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản cho chủ thể khác sau khi họ qua đời. Người dân Việt Nam thường quan niệm đất đai là cội nguồn, gốc gác ông bà để lại nên không được bán. Vậy quy định pháp luật có cho phép bạn lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không cho bán được không?

1. Lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cho bán, được không?

  • Theo nguyên tắc chung, sau khi người lập di chúc qua đời, những người được quyền thừa kế sẽ được hưởng phần tài sản được để lại theo nội dung bản di chúc. Đối với quyền sử dụng đất thì người thừa kế cần làm thủ tục khai nhận và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ.
  • Mặc dù ý chí trong bản di chúc là thuộc về cá nhân người lập di chúc nhưng không được vi phạm vào các điều trái với quy định pháp luật. Điều kiện “không cho bán di sản thừa kế nhà đất” trên thực tế là không khả thi.
  • Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật đất đai năm 2013, người thừa kế sau khi hoàn tất thủ tục nhận di sản sẽ hoàn toàn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến mảnh đất đó như quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, thế chấp… với chủ thể khác mà không hề bị ràng buộc pháp lý bởi di chúc.
  • Tóm lại, điều kiện không cho bán trong bản di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ thể khác sẽ không có giá trị hiệu lực thi hành. Đồng thời, trên thực tế cơ quan nhà nước cũng không có cơ chế để kiểm soát hoạt động chuyển nhượng của người nhận thừa kế sau khi phân chia di sản.

Có thể bạn quan tâm: Chuyển nhượng đất không có giấy tờ được không?

2. Di chúc nhà đất để lại dành cho mục đích thờ cúng:

 Di chúc nhà đất để lại dành cho mục đích thờ cúng

Di chúc nhà đất để lại dành cho mục đích thờ cúng.

  • Pháp luật quy định cá nhân có quyền lập di chúc để lại nhà đất cho một chủ thể quản lý với mục đích thờ cúng ông bà, tổ tiên, cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”

  • Nghĩa là người lập di chúc để lại một phần di sản nhà đất nêu rõ chỉ dành riêng cho việc thờ cúng thì đất đó không được phân chia quyền cho người thừa kế hay cho phép họ chuyển nhượng cho chủ thể khác.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý đất đai dùng cho mục đích thờ cúng chỉ được thực hiện khi người đã lập di chúc không có mắc nợ hay có đủ tài sản khác để thanh toán nghĩa vụ nợ với các chủ thể khác (theo khoản 2 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015).

Xem thêm: Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

3. Phương thức giải quyết khi lập di chúc nhưng không cho bán:

  • Cách duy nhất giúp bạn hợp thức hóa điều kiện không cho bán đất khi để lại di sản theo di chúc là đưa nhà đất vào mục đích thờ cúng theo Điều 645 Bộ luật dân sự 2015.
  • Nếu trong nội dung bản di chúc để lại quyền sử dụng đất chỉ nói không cho bán và không nói rõ mục đích thờ cúng thì điều kiện đó sẽ vô hiệu. Những người thừa kế có quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tặng cho, thực hiện các quyền khác theo quy định pháp luật đất đai.
  • Bên cạnh đó, có một số trường hợp nội dung di chúc đã lập không nêu rõ về việc thờ cúng nhưng đã nói mong muốn với các thành viên khác, người thừa kế trong gia đình về việc để lại đất đai thờ cúng và không muốn bán đi.

Xem thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chịu thuế GTGT?

  • Lời chứng nhận của các chủ thể khác không có giá trị khi không thể hiện trong nội dung di chúc. Họ sẽ không có quyền ngăn cản hay tước bỏ quyền sử dụng đất của người thừa kế, thậm chí họ sẽ có quyền chuyển nhượng, tặng cho đất đai cho các chủ thể khác.
  • Người thừa kế hưởng di sản đất đai với mục đích thờ cúng chỉ có quyền và nghĩa vụ quản lý, chăm sóc và dọn dẹp mảnh đất, nhà ở gắn liền với đất không có quyền chuyển nhượng đất hay định đoạt căn nhà. Trường hợp nhà đất thờ cúng nằm trong diện quy hoạch của nhà nước thì người đang quản lý có quyền nhận tiền đền bù và di dời.
  • Nếu người thừa kế không thực hiện đúng theo mục đích thờ cúng theo nội dung di chúc sẽ không được tiếp tục quản lý nhà đất mà phải giao lại cho chủ thể khác.
  • Tóm lại, người lập di chúc muốn để lại quyền sử dụng đất đai cho chủ thể khác sau khi qua đời và kèm theo điều kiện không được bán thì nội dung di chúc phải nêu rõ mảnh đất đó dành riêng cho việc thờ cúng. Tất cả người hưởng thừa kế sẽ không phát sinh quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng…đối với mảnh đất thờ cúng.

Tìm hiểu về:
Cách nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.
Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất hiện nay.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

  • Trên đây là câu trả lời cho việc lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không cho bán. Nếu còn điều gì còn thắc mắc hay cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để chuyên viên kịp thời tư vấn, giải quyết vấn đề pháp lý.