Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hồ sơ, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Hồ sơ, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

09/12/2021


HỒ SƠ, THỦ TỤC THAY ĐỔI
QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Hồ sơ, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Hồ sơ, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn (ảnh minh họa)

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn:

2. Ai có quyền thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn:

3. Hồ sơ thay đổi quyền nuôi con

4. Trình tự, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

5. Nghĩa vụ của cha mẹ khi không còn trực tiếp nuôi con

  Khi ly hôn, tòa án sẽ trao quyền nuôi con cho bố, mẹ hoặc thậm chí là người giám hộ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp Tòa án thực hiện việc thay đổi người nuôi con nếu có yêu cầu. Vậy cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con thế nào?

1. Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn:

  • Về nguyên tắc, sau khi ly hôn thì con dưới 03 tuổi sẽ được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác. Đối với con từ 03 đến 07 tuổi cha mẹ có quyền thỏa thuận ai sẽ là người nuôi con. Đặc biệt, con trên 07 tuổi thì cần phải xem xét nguyện vọng của người con.
  • Tuy nhiên, nếu xét thấy trong quá trình nuôi con, vợ, chồng không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc thay đổi người nuôi con thông qua thỏa thuận của vợ, chồng để đảm bảo quyền lợi của con một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đối với con trên 07 tuổi mà những người có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con yêu cầu Tòa án để thực hiện việc thay đổi người nuôi con thì cần phải hỏi ý kiến của con.
  • Ngoài ra, Tòa án có thể ra quyết định về việc giao con cho người giám hộ nếu như xét thấy cả ba và mẹ không đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con.
  • Theo quy định tại Điều 52, Khoản 1 Điều 54 Bộ Luật dân sự 2015 thì người giám hộ bao gồm những người sau:
  • Thứ tự của người giám hộ đương nhiên như sau:
  • Chị ruột là chị cả hoặc anh ruột là anh cả là người giám hộ;

Trừ trường hợp có thỏa thuận anh, chị ruột khác là người giám hộ thì anh anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ.

Anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo sẽ là người giám hộ nếu chị cả, anh cả không đáp ứng được điều kiện để trở thành người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh hoặc chị ruột khác là người giám hộ).

  •  Bác ruột, cậu ruột, cô ruột, chú ruột hoặc dì ruột là người giám hộ đối với trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên.
  • Người giám hộ được chỉ định, cử:
  • UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ đối với trường hợp không có người giám hộ đương nhiên.
  • Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ trong trường hợp có tranh chấp giữa những người được cử giám hộ hoặc người giám hộ đương nhiên.
  • Bên cạnh đó, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt.
  • Đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác.
  • Không thuộc trường hợp bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

 Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn (ảnh minh họa)

2. Ai có quyền thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn:

  • Theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền thay đổi người trực tiếp quyền nuôi con sau khi ly hôn:
  • Ngoài cha mẹ thì những cơ quan, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con là:
  • Người thân thích (được hiểu là anh ruột, chị ruột, ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội, cô ruột, cậu ruột, bác ruột...);
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Hồ sơ thay đổi quyền nuôi con

  • Để thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, người có yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
  • Đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu về việc thay đổi quyền nuôi con.
  • Bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án và đã có hiệu lực.
  • Sổ hộ khẩu.
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD của vợ chồng.
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của người con.
  • Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con:
  • Các chứng cứ chứng minh việc vợ, hoặc, người giám hộ không còn đáp ứng được điều kiện nuôi con.
  • Các chứng cứ để chứng minh việc bản thân có thể đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con như chứng minh thu nhập, chỗ ở hoặc thời gian chăm sóc con...

4. Trình tự, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
  • Người có quyền yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Việc thay đổi quyền nuôi con trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được hoặc người đang nuôi con không còn đáp ứng đủ điều kiện nuôi con thì được xem vụ án tranh chấp. Theo quy định, yêu cầu (thỏa thuận được) hoặc vụ án tranh chấp hôn nhân (cha mẹ không thỏa thuận được mà phải khởi kiện) về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc tranh chấp quyền nuôi con sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.
  • Như vậy, hồ sơ để thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đang trực tiếp nuôi con cư trú hoặc làm việc.
  • Bước 2: Nộp phí, lệ phí

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 thì:

  • Án phí thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là 300.000 đồng.
  • Lệ phí thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là 300.000 đồng.
  • Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Khi Tòa án tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con thì tùy vào từng hình thức yêu cầu là khởi kiện hay yêu cầu sẽ có thời gian giải quyết khác nhau:

  • Trong trường hợp yêu cầu thì thời gian giải quyết thông thường là 02 – 03 tháng.
  • Trong trường hợp khởi kiện thì thời gian giải quyết thông thường là 04-06 tháng.

5. Nghĩa vụ của cha mẹ khi không còn trực tiếp nuôi con

  • Khi cha mẹ đã không còn trực tiếp nuôi thì nhưng vẫn có những quyền và nghĩa vụ như sau:
  • Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Hiện nay, mức cấp dưỡng do vợ, chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của cha mẹ không trực tiếp nuôi con và nhu cầu thiết yếu của người đang trực tiếp nuôi con; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Không bị người khác cản trở trong trường hợp cha mẹ không còn trực tiếp nuôi con thăm nom con.
  • Cha mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con.

Xem thêm:

Những điều cần biết về việc ly hôn.
Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
.
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản.
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Úc.

T  rên đây là nội dung Hồ sơ, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.